Manager và Assistant Manager có khác biệt gì?

/
27-02-2023
/
3,914 views

Manager và Assistant Manager đều là các vị trí công việc quan trọng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi một vị trí lại có phạm vi và yêu cầu công việc khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!


  1. Khái niệm

Manager là chức danh công việc chịu trách nhiệm kiểm soát một phòng ban, bộ phận nhân viên cụ thể, chẳng hạn như Marketing Manager là quản lý bộ phận tiếp thị, Customer Service Manager quản lý bộ phận chăm sóc  khách hàng….. Manager có mức lương cao hơn so với nhân viên và đương nhiên, trách nhiệm công việc cũng nhiều hơn. Tùy theo cơ cấu doanh nghiệp, trên Manager còn có giám đốc hoặc phó chủ tịch và chủ tịch.

Assistant Manager là vị trí trợ lý giám đốc/ trợ lý điều hành – người có thể thay mặt giám đốc tham gia vào các cuộc họp, gặp gỡ đối tác khi cần thiết. Vì thế vị trí này đòi hỏi vốn kiến thức phong phú, kinh nghiệm chuyên môn và khả năng ứng xử nhạy bén, tài tình. 

  2. Phạm vi công việc

Commentary: Who would have thought small businesses can be pretty  dysfunctional? - CNA

Manager

  • Tổ chức, sắp xếp công việc, lập kế hoạch cho bộ phận; quản lý và đào tạo nhân viên, xử lý các tình huống phát sinh, kiểm soát tiến độ công việc. 
  • Xem xét và đánh giá hiệu suất công việc, tiến độ kế hoạch, dự án; phân bổ nhân viên và các nguồn lực hợp lý.
  • Thực hiện các công việc khác trách nhiệm khác theo sự phân công của CEO hoặc lãnh đạo cấp cao.

7 Điều ứng viên cần biết về công việc HR Assistant | Talent community

Assistant Manager

  • Hỗ trợ sắp xếp các cuộc họp, lịch trình làm việc cho cấp trên và các phòng ban khác theo chỉ đạo của Cấp trên. 
  • Theo dõi và báo các quá trình làm việc; ổng hợp, đánh giá và lập báo cáo về tình hình hoạt động của công ty và các bộ phận
  • Truyền tải các thông tin chỉ đạo của Ban Giám Đốc tới các phòng ban, bộ phận trong công ty
  • Theo dõi và báo các quá trình làm việc của tất cả các Phòng, Bộ phận cho Tổng Giám Đốc nếu cần

  3. Yêu cầu công việc

Manager

Asian Business Meeting Images - Free Download on Freepik

  • Trình độ chuyên môn: Có kiến thức chuyên môn ở vị trí công việc của mình. Ví dụ, ứng viên HR Manager cần tốt nghiệp các chuyên ngành nhân sự, quản trị hoặc liên quan, Makerting Manager có kiến thức, bằng cấp liên quan đến mảng Makerting. 
  • Kinh nghiệm làm việc: Trước khi trở thành Manager, bạn cần có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực liên quan. Nếu bạn đã từng làm trưởng nhóm hoặc phụ trách giám sát hoạt động của nhóm/bộ phận, đó sẽ là bước đệm hoàn hảo để bạn trở thành Manager tài năng.
  • Kỹ năng và năng lực quản lý: Ngoài trình độ và kinh nghiệm, vị trí Manager đòi hỏi thêm các kỹ năng khác như quản lý công việc, đội nhóm để công việc được tiến hành suôn sẻ và gắn kết mọi người trong team.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Do tính chất của công việc quản lý, Manager phải điều hành hoạt động của cả một bộ phận, sắp xếp công việc và phân bổ nhân sự nên kỹ năng lãnh đạo là cần thiết. 
  • Kỹ năng phân tích: Tùy thuộc vào công việc, Manager cần phải lập kế hoạch hoạt động, phát triển dự án/sản phẩm nên sẽ phải chịu trách nhiệm phân tích và theo dõi một số lượng lớn dữ liệu. Do đó, kỹ năng phân tích cũng là một trong những yêu cầu công việc ở vị trí này.

Business manager Images - Search Images on Everypixel

Ngoài ra, vị trí này còn yêu cầu nhiều kỹ năng khác như giao tiếp, sắp xếp công việc và quản lý thời gian,….

Assistant Manager có phạm vi công việc rộng và khối lượng công việc nhiều, vì thế để đảm đương được vị trí này cần có nhiều phẩm chất vượt trội. Bên cạnh ngoại hình tốt, kiến  thức chuyên môn vững vàng, khả năng chịu được áp lực thì còn cần nhiều kỹ năng khác. 

10 Independent Consulting Myths - MBO Partners

  • Kỹ năng giao tiếp với khách hàng: Giao tiếp tốt giúp người trợ lý rất nhiều trong công việc, thu hút và gây được thiện cảm với đối tác. Kỹ năng giao tiếp không chỉ dừng lại ở mức ăn nói dễ nghe, rõ ràng, lưu loát mà còn thể hiện qua khả năng lắng nghe, đàm phán, thấu hiểu, thuyết phục và nắm bắt tâm lý người khác. 
  • Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả: Quản lý thời gian hiệu quả để lập kế hoạch công việc, tổ chức cuộc họp, sắp xếp lịch trình cho cấp trên, biết phân chia thời gian phù hợp cho các đầu mục công việc, công việc nào cần nhiều thời gian hơn công việc nào, cái gì làm trước cái gì làm sau. Sau đó, họ sẽ phân bổ thời gian hợp lý để các công việc đó đều được hoàn thành đúng hạn và đạt đúng chất lượng yêu cầu.
  • Kỹ năng xử lý thông tin, đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề: Khi cấp trên vắng mặt thì trợ lý là người thay mặt để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Do đó, kỹ năng ra quyết định là một trong những yếu tố cần phải rèn luyện từ sớm. Để đánh giá và quyết định đúng, trợ lý cần biết chọn lọc và xử lý thông tin, quan trọng hơn là hãy thường xuyên để ý và học hỏi từ sếp của mình.
  • Kỹ năng tin học văn phòng, soạn thảo văn bản, viết mail: Với đặc thù công việc liên quan đến giấy tờ và tài liệu, trợ lý phải là người thành thạo kỹ năng tin học văn phòng, cách soạn thảo văn bản, trả lời mail. Các kỹ năng này bổ trợ và giúp giải quyết công việc hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất làm việc. Ngoài ra, người trợ lý còn phải biết cách sử dụng nhiều loại máy móc, công nghệ có liên quan khác như máy in, máy fax, hoặc các vật dụng cần thiết cho công việc. 

>> Xem thêm: Top các kỹ năng và tố chất không thể thiếu ở 1 người trợ lý giỏi
 

  4. Khó khăn thách thức và cơ hội thăng tiến

Manager: vị trí công việc mang trọng trách nặng nề, khối lượng công việc nhiều và thường xuyên đi công tác, gặp gỡ đối tác ngay cả cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Tuy nhiên thách thức luôn đi kèm cơ hội. Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho Manager như thăng tiến lên CEO hoặc tự thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Một số vị trí Manager phổ biến bạn có thể tham khảo như Customer Service Manager, HR Manager, Office Manager,... 

Assistant Manager: là vị trí chỉ đứng sau các nhà lãnh đạo nên vị trí này có rất nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn. Họ rất được các nhà lãnh đạo tín nhiệm và có cơ hội học hỏi, tiếp xúc từ những người lãnh đạo tài giỏi nhất nên có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. 

>> Xem thêm: Tại sao trợ lý là nghề dễ thăng tiến? Tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp của vị trí trợ lý

Vị trí công việc nào cũng tồn tại nhiều cơ hội lẫn thách thức, chỉ cần luôn nỗ lực không ngừng học hỏi, có trách nhiệm trong công việc, chắc chắn sẽ có một sự nghiệp vững chắc.