Top 5 bí kíp giúp trợ lý thông dịch Nhật - Việt hiệu quả

/
09-01-2023
/
842 views

Thông dịch viên là nghề không còn xa lạ với tất cả mọi người, nhất là trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay. Đây còn được dự đoán là một trong những nghề khó bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, để đạt được đỉnh cao trong nghề này ngoài sự nghiêm túc trau dồi kiến thức thì việc tích lũy kinh nghiệm, bí quyết cũng đóng vai trò quan trọng.

Cùng điểm qua 5 bí quyết giúp công việc thông dịch Nhật - Việt hiểu quả nhé!

1. Giỏi tiếng Nhật lẫn tiếng Việt  

Để trở thành một thông dịch viên giỏi, điều kiện tiên quyết đó là cần phải giỏi cả tiếng Nhật lẫn tiếng Việt. Bạn cần tích lũy cho bản thân vốn từ vựng và ngữ pháp phong phú, đồng thời hiểu rõ cách sử dụng và ngữ cảnh sử dụng của chúng. Để làm được điều này, bạn cần thường xuyên đọc nhiều tài liệu khác nhau bằng tiếng Nhật như các bài báo, sách chuyên ngành,… và học hỏi cách diễn đạt trong những tài liệu ấy. 

Korean Translations. Korea is a home for Global Brands | by Robert Clayton  | Medium

Mặc dù là người Việt nhưng không hẳn là bạn đã nắm rõ và hiểu hết nghĩa cung như cách dùng từ trong tiếng Việt. Đa phần mọi người đều sử dụng từ vựng, mẫu câu trong tiếng Việt theo cảm tính, thói quen mà chưa thật sự hiểu rõ tường tận về nó. Do đó, để có thể dịch tiếng Việt sang tiếng Nhật thật tốt, bạn cũng cần có kiến thức tiếng Việt thật vững vàng. 

2. Thành thạo các công cụ hỗ trợ dịch 

Để hỗ trợ trong quá trình học lẫn công việc dịch thuật, bạn nên tham khảo và cài đặt sẵn một vài ứng dụng học tiếng Nhật vào điện thoại, laptop,...Biết đâu đó sẽ là cứu cánh cho bạn trong trường hợp khẩn cấp đấy. Kiến thức là vô tận, bên cạnh đó mỗi lĩnh vực lại có nhiều từ vựng chuyên ngành riêng. Cho dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu, khi thông dịch sẽ có những từ vựng mới cần đến sự hỗ trợ của các công cụ dịch thuật. 

Hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ dịch tiếng Nhật Việt (hoặc ngược lại) như: Duolingo, Yomiwa, Renshuu..... và rất nhiều trong số đó là hoàn toàn miễn phí. Bạn nên cài sẵn một vài ứng dụng để hỗ trợ dịch thuật khi cần nhé. 

>> Xem thêm: Top 10 ứng dụng giúp bạn "thăng hạng" tiếng Nhật nhanh chóng

3. Tìm kiếm trước các thông tin liên quan và từ vựng chuyên ngành 

Mỗi một chuyên ngành đều có quy chuẩn khác nhau, ví dụ như: tiếng Nhật kỹ thuật sẽ khác tiếng Nhật kế toán, tiếng Nhật khách sạn, sẽ khác nhau từ từ vựng cho tới văn phong thể hiện trong văn bản. Do đó, nếu không nắm được kiến thức chuyên ngành ở lĩnh vực mà bạn sẽ tiến hành dịch thì bạn sẽ dễ “lạc đường” khi dịch và không thể truyền tải được hết nội dung. 

Trợ lý giám đốc - vị trí của một người hoàn hảo suốt 16 tiếng

Benjamin Franklin đã nói: “By failing to prepare, you are preparing to fail”
Có nghĩa là “Không chuẩn bị gì cả tức là bạn đã chuẩn bị trước cho sự thất bại”. Vì vậy, trước mỗi buổi dịch, bạn nên tra cứu trước các thông tin và từ vựng về lĩnh vực chuyên ngành đó càng nhiều càng tốt. Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì việc tìm kiếm thông tin diễn ra khá dễ dàng, tuy nhiên cần chú ý chọn lọc nguồn thông chính xác và đáng tin cậy. 

>> Tham khảo 5 đặc thù cần lưu ý khi đảm nhận vị trí trợ lý cho sếp Nhật

4. Nắm bắt các thông tin quan trọng theo nguyên tắc 5W1H 

Trước mỗi buổi dịch, không những chuẩn bị trước các thông tin cần thiết mà còn phải tổng hợp những nội dung chính như theo nguyên tắc 5W1H như sau: 

What: mục đích và nội dung chính của sự kiện 

Who: các nhân vật liên quan 

Why: tại sao lại có sự kiện này? 

Where: sự kiện tổ chức ở đâu? 

When: sự kiện diễn ra theo dòng thời gian như thế nào? 

How: sự kiện cụ thể như thế nào? 

Khi nắm được nội dung chính xuyên suốt buổi dịch thì chắc chắc bạn sẽ tự tin hơn để hoàn thành tốt công việc được giao.  

5. Nhận việc phù hợp năng lực 

Bí quyết cuối cùng để buổi thông dịch diễn ra suôn sẻ đó là nhận việc phù hợp với năng lực ngay từ đầu. Cho dù có áp dụng bí quyết gì đi chăng nữa thì cốt lõi vẫn là bí quyết thứ 5 này. 

Khi nhận thông dịch các chuyên ngành với nhiều thuật ngữ và tri thức phức tạp, thông dịch viên phải hết sức thận trọng để lựa chọn được những dự án vừa sức, thuộc phạm vi hiểu biết của bản thân. Không nên ôm đồm những công việc trong lĩnh vực mà mình là dân ngoại đạo như lĩnh vực y tế, năng lượng, công nghệ sinh học,...để đảm bảo tính chính xác cho nội dung cần truyền tải và chắc chắn khả năng đảm đương nhiệm vụ không để xảy ra sai sót. 

Bounce Back in 2022: Job Recruitment Tips For Hiring the Right Fit

Hy vọng rằng 5 bí quyết trên sẽ phần nào giúp ích được cho công việc thông dịch trong tương lai của bạn. Nếu thực sự có đam mê với công việc này thì ngay từ bây giờ hãy cố gắng tích lũy cho mình thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm nhé! 

>> Ứng tuyển việc làm trợ lý/ thư ký mới nhất!
 

Nếu bạn đã quyết định theo đuổi ngành nghề này, bạn có thể tham khảo qua KHÓA ĐÀO TẠO TRỢ LÝ CHUYÊN NGHIỆP CHUẨN NHẬT do Việc Làm Công Ty Nhật tổ chức, không chỉ đơn thuần lý thuyết mà chủ yếu thông qua các bài tập thực hành, tình huống thực tế trong công việc để học viên có thể tự tin trên con đường trở thành trợ lý chuyên nghiệp.

>> ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY <<