[Chuyên mục Q&A] Mentor giải đáp thắc mắc - hiểu văn hóa Nhật Bản có phải là lợi thế trong công việc khi quay trở về Việt Nam?

/
13-03-2023
/
1,013 views

Gặp khó khăn về văn hoá khi quay trở về Việt Nam? Cùng lắng nghe những chia sẻ và tư vấn từ mentor Nguyễn Đình Phúc về vấn đề này trong buổi trao đổi với một mentee của cộng đồng Lót Ổ Hồi Hương (LOHH).

Mentee: Sau khoảng thời gian dài sinh sống ở Nhật Bản, em tự tin đã có cho mình vốn kiến thức và kinh nghiệm nhất định để ứng tuyển vào các công ty Nhật khi quay trở về Việt Nam.

Hiểu văn hóa Nhật Bản có phải là một điểm mạnh hay không? Làm thế nào để biến đó trở thành lợi thế trong công việc? 

Mentor:

  Văn hoá là gì?

Dịch thuật và Văn hóa - Công ty dịch thuật Dịch Số

Hiện tại chưa có khái niệm chung thống nhất về văn hoá. Nhìn chung, văn hóa được coi là tất cả các mặt của đời sống xã hội như quốc gia hay quốc ngữ, ngôn ngữ, tôn giáo, hệ tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... mang lại những giá trị tinh thần phục vụ nhu cầu và lợi ích cộng đồng. 

  Hiệu ứng đám đông là gì?

Hiệu ứng đám đông là gì? Làm thế nào để tạo hiệu ứng đám đông? |  Giaiphapdonggoi.net

Vì sống chung trong một xã hội, con người thường được kích thích một cách có ý thức hoặc vô thức bởi các tác nhân bên ngoài. Và khi những yếu tố này khiến một nhóm người có suy nghĩ và hành động giống hệt nhau gọi là hiệu ứng đám đông - một hiện tượng tâm lý có xu hướng làm theo hoặc bắt chước hành động của người khác.

Trong kinh doanh, hiệu quả của hiệu ứng này đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp. Bởi hiệu ứng đám đông là một cách để hình thành một nhóm khách hàng hoặc những người theo dõi trung thành của một thương hiệu hay một công ty. 

  Phân biệt văn hoá công sở và văn hoá nghệ thuật

Trong đời sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh. Hoặc là một lối sống bao gồm phong cách ăn uống, trang phục, hành vi, thậm chí cả niềm tin và kiến ​​thức…Mọi người hay liên tưởng tới văn hóa lễ hội, tập tục, lễ nghi mà không hay nghĩ tới văn hóa công sở. 

Văn hóa công sở là hệ thống các giá trị, niềm tin và kỳ vọng của các thành viên trong tổ chức tương tác với các cấu trúc chính thức để tạo ra các truyền thống tổ chức và tiêu chuẩn hành vi xung quanh phong cách làm việc mà tất cả mọi người trong tổ chức tuân theo.

Những bộ phim chủ đề chốn công sở Nhật Bản

Thực chất, văn hoá công sở ở Nhật có nhiều quy tắc khác biệt so với ở Việt Nam, được cho là nghiêm khắc và kỷ luật hơn. Tuỳ vào từng công ty khác nhau, phụ thuộc vào ngôn ngữ, môi trường, tính chất công việc mà văn hóa công sở cũng sẽ khác nhau. Do vậy, thông qua trải nghiệm, và nhiều lần va chạm thì bạn mới rút ra được những bài học cho riêng mình, từ đó trau dồi được cách ứng xử khôn khéo hơn trong công việc. 

  Các định kiến thường gặp

Bạn đừng nhầm tưởng rằng cứ vào doanh nghiệp Nhật làm việc vài năm thì sẽ có văn hóa của người Nhật. Khi bạn muốn “thấm nhuần” một nền văn hoá nào đó, bạn phải hiểu nhiều lĩnh vực, bao gồm ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn học, nghệ thuật, âm nhạc và khoa học... Không chỉ đơn thuần là khả năng giao tiếp giỏi, bạn phải có niềm đam mê thật sự và có trải nghiệm thực tế. Những người có bề dày làm việc và sinh sống tại Phù Tang thì đây chắc chắn là ưu điểm vì có cơ hội hiểu sâu hết về những khía cạnh văn hoá của người Nhật trong đời thường.

Tìm được sự cân bằng thông qua văn hóa làm việc của người Nhật

Ngoài ra, chưa chắc doanh nghiệp ở Việt Nam muốn bạn thể hiện ra văn hóa làm việc của nước khác. Các doanh nghiệp Nhật khi hoạt động ở Việt Nam cũng đã có một vài thay đổi về hình thức cũng như quy định làm việc sao cho phù hợp nhất với đội ngũ người lao động. Ngày nay, nhiều công ty học hỏi theo mô hình các công ty Nhật về tính kỷ luật hay tinh thần làm việc cao nhưng nòng cốt chủ yếu vẫn là người Việt. 

  Bài học thực tiễn

Trong công việc, bạn có thể ứng dụng vào các trường hợp thực tế  theo phong cách Nhật một cách khéo léo và gây được ấn tượng vô cùng tốt. Khi đến một cuộc họp hay cuộc hẹn nào, tôi luôn cố gắng đến trước 5-10 phút như để thể hiện sự tôn trọng với đối phương cũng như có sự chuẩn bị thoải mái nhất. Ngày đấy công ty tôi làm việc đặt trụ sở tại một tòa nhà có thể nói là nổi tiếng nhất ở vị trí trung tâm của Sài Gòn. Có một đối tác rất thân thiết của sếp tôi muốn lập văn phòng tại Sài Gòn nhưng không muốn bỏ ra quá nhiều chi phí cho việc thuê văn phòng. Một ý tưởng đơn giản và hiệu quả ở đây là công ty chúng tôi cho đối tác này thuê một cái bàn vì họ cũng chỉ dự định phái sang Việt Nam một chuyên viên duy nhất. Ý tưởng rất hay và hợp lý nhưng lại khó thực hiện vì phía tòa tuyên bố không cung cấp hợp đồng thuê văn phòng tách ra từ hợp đồng thuê của chúng tôi. Và đây là một trở ngại sống còn vì nếu không có hợp đồng thuê văn phòng thì không thể xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam.

Asia Business Partners LTD

Câu chuyện hệ trọng đến mức sếp tổng công ty này (vốn là người rất nổi tiếng tại Nhật) đáp máy bay sang ngay Việt Nam để trực tiếp đàm phán với toà nhà. Tôi được đi theo ông sếp này phòng trường hợp phải thông dịch. Đến văn phòng ban quản lý tòa nhà, được hướng dẫn vào phòng họp, ngồi xuống nhìn đồng hồ xong ông sếp nói: “Đến sớm đúng 5 phút là điều cốt lõi, sớm quá sẽ không hay vì khiến đối tác phải dừng tay tiếp đón. 5 phút là đủ để chúng ta thư thả suy ngẫm sắp xếp câu chuyện cần phải bàn bạc”. Thực tế là phía tòa nhà vì lý do gì đó đã cho chúng tôi đợi thêm 10 phút nữa mới xuất hiện. Trong thời gian bị cho leo cây này ông sếp này lại cho tôi thêm 1 bài học: “Đợi càng lâu càng tốt. Bắt chúng ta đợi họ sẽ bắt đầu câu chuyện bằng tiếng xin lỗi, đó không là gì khác ngoài việc tặng cho chúng ta thế thượng phong”. Kết quả buổi nói chuyện là ông ấy đã thuyết phục được tòa nhà đáp ứng yêu cầu tách hợp đồng thuê văn phòng cho ông ấy và đây chắc chắn là 1 trường hợp ngoại lệ rất hiếm có đối với tòa nhà sang chảnh này.

  Kết luận

Như câu chuyện trên, nếu bạn vận dụng một cách khéo léo thì điều đó sẽ trở thành điểm nổi bật so với những người khác. Tuy nhiên, bạn phải hiểu sâu văn hóa tới một trình độ nhất định thì mới có thể là ưu thế hẳn. Bạn có lợi thế về ngoại ngữ, làm việc với người Nhật lâu thì cũng đã quen với cách làm việc của người Nhật, chỉ cần nỗ lực thì sẽ đạt được thành công. Khoảng thời gian mới về ban đầu, bạn phải xây dựng lại mối quan hệ thì hơi vất vả, nhưng chỉ cần kiên trì thì mọi chuyện rồi sẽ tốt hết thôi. 

>> Xem thêm: Giới thiệu chương trình Lót Ổ Hồi Hương (帰省メンター ) | Tham gia cộng đồng dành cho người mới từ Nhật về Việt Nam

>> TÌM KIẾM CƠ HỘI VIỆC LÀM TẠI CÔNG TY NHẬT <<

Trò chuyện trực tiếp với tư vấn viên của VLCTN tại kênh Zalo chăm sóc ứng viên chính thức