Nghề phiên dịch nói chung và phiên dịch tiếng Nhật nói riêng được đánh giá là nghề hot, khát nhân lực nhất nhì hiện nay tại Việt Nam và có mức thu nhập khủng.
Top những yêu cầu và năng lực cần có để trở thành thông dịch viên tiếng Nhật
Cơ hội luôn song hành cũng thách thức, để sở hữu mức thu nhập cao cùng nhiều cơ hội thăng tiến, gặp gỡ và mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu dài… ứng viên phải đảm bảo đáp ứng được nhiều tiêu chí và yêu cầu công việc khắt khe. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Lắng nghe tốt – suy nghĩ – nói
Phiên dịch tiếng Nhật cần phải biết cách chọn lọc từ ngữ với ý nghĩa và sắc thái phù hợp nhất. Để làm được như vậy, trước hết bạn cần lắng nghe, ghi nhớ toàn bộ thông tin và xử lý nhanh để chuyển ngữ kịp thời, chính xác.
Tuy nhiên, chỉ có khả năng nghe tốt thôi là không đủ. Bạn cần có là khả năng khả năng hiểu, đánh giá, và dịch thông điệp gốc sang ngôn ngữ đích mà không có bất kỳ thiếu sót, thêm thắt thừa thãi, hoặc thay đổi nào. Vì thế, việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kỹ năng nghe – chuyển hóa thông tin – nói là rất quan trọng với một thông dịch viên.
Kỹ năng này có được bằng cách thực hành thật nhiều thông qua việc nghe và dịch các video hoặc podcast trên mạng. Sau đó, hãy đối chiếu lại phần dịch của mình với vietsub được làm sẵn để xem bản dịch của mình đã đáp ứng được tới mức độ nào.
2. Có khả năng nhận thức tuyệt vời
Phiên dịch tiếng Nhật có sự nhạy cảm, tinh tế và khả năng nhận thức tốt. Tất cả chúng sẽ giúp tăng hiệu quả, hiệu suất phiên dịch. Trong một số tình huống, người nói có thể ở trạng thái tâm lý kích động hoặc tương tự, lúc này, phiên dịch viên có thể nhận ra và dùng ngôn ngữ để làm dịu tình hình.
Bên cạnh đó, giống như những nghề nghiệp khác, nghề phiên dịch luôn phải đảm bảo tính chuyên nghiệp để làm việc hiệu quả và được đối tác tin tưởng, tôn trọng. Các yếu tố giúp tạo nên tính chuyên nghiệp cho một thông dịch viên gồm: bảo mật thông tin, trung thực trong từng bản dịch, luôn đúng giờ hẹn, tác phong lịch sự, tính kỷ luật cao, trí nhớ tốt, v.v.
3. Có vốn từ vựng đa dạng cả tiếng Nhật và tiếng Việt
Trong các trường hợp phiên dịch trực tiếp (như sự kiện, hội thảo, cuộc họp, v.v), điều kiện tiên quyết là người phiên dịch phải phản ứng nhanh với nội dung được nói ra và chuyển ngữ ngay lập tức. Họ không có thời gian để dùng từ điển hay đắn đo xem nên dùng từ nào.
Chính vì vậy, sở hữu vốn từ vựng rộng lớn và khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt sẽ trở thành lợi thế rất lớn khi theo đuổi nghề phiên dịch. Điều này sẽ giúp bạn nhanh nhạy trong phản xạ dùng từ, dịch chuẩn và theo sát ý nghĩa nhất.
4. Hiểu biết về văn hóa Việt Nam, Nhật Bản
Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ đều quan trọng với phiên dịch tiếng Nhật nhưng bên cạnh đó, họ cũng phải am hiểu văn hoá Việt Nam và Nhật Bản, hiểu cách dùng từ theo ngữ cách, vùng miền,... Khả năng này đặc biệt hữu ích khi bạn phải chuyển ngữ từ nội dung chuyên nghiệp, nhiều thuật ngữ sang văn phong và từ ngữ đơn giản để người nghe dễ hiểu hơn.
Nghề phiên dịch đóng vai trò như một ranh giới giữa nhiều con người, nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa. Những gì bạn dịch ra không chỉ giúp những người không cùng ngôn ngữ hiểu được nhau, mà còn giúp kết nối và thu hẹp khoảng cách văn hóa.
Kỹ năng này rất quan trọng với cả thông dịch viên (dịch nói) và biên dịch viên (dịch viết). Vì thế, dù bạn chọn đi theo hướng nào của nghề phiên dịch; hãy luôn dành thời gian để tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau.
5. Có thể đối phó với căng thẳng và tự kiểm soát tốt
Không phải diễn giả nào cũng có khả năng phát âm, ngữ điệu tốt và tốc độ nói chậm rãi. Phiên dịch tiếng Nhật cần giữ bình tĩnh và tinh thần thoải mái, ngay cả trong trường hợp khó nghe hiểu. Bên cạnh đó, nếu dịch cabin, áp lực sẽ rất lớn, bạn phải biết cách rèn luyện sự tập trung cũng như thích nghi với điều kiện thực tế.
Đặc biệt, khi làm thông dịch viên trong môi trường Pháp lý; Y tế; v.v, họ sẽ đối mặt với nhiều tình huống nhạy cảm như: xét xử tội phạm; tình huống cấp cứu hoặc thậm chí tử vong, v.v. Lúc đó, người phiên dịch cần có tinh thần thép để giữ vững lý trí và cảm xúc của mình; đồng thời ổn định mọi người qua thông ngôn ngữ giao tiếp. Đừng để những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới ý định nói của đối phương – người đang phải dựa vào bạn để truyền tải thông điệp của họ.
>> Xem thêm: việc làm biên phiên dịch thu nhập cao
>> Cập nhật thêm việc làm không yêu cầu kinh nghiệm các ngành nghề!