Top 7 gameshow “dị hợm” chỉ có thể là Nhật Bản

/
28-09-2022
/
4,115 views

Một số người sẽ thốt lên kinh ngạc, hoặc có thể cảm thấy vô lý, nhưng bất kể tính từ nào mà bạn có thể tưởng tượng ra để mô tả, những chương trình gameshow của Nhật Bản đơn giản chỉ là “điên rồ”. Sau đây là danh sách Top 7 trò chơi kỳ lạ nhất xứ Phù Tang, và nhiều khi sẽ khiến bạn nghi ngờ về mục đích ra đời của chúng.


1. Candy or Not Candy - Kẹo hay Không phải kẹo

Sweets Or Not Sweets? 2017 - video Dailymotion

Trong tiếng Nhật, có từ riêng để chỉ món ăn ngọt được che đậy khéo léo dưới hình dáng đồ dùng gia đình là "そっくりスイーツ" (sokkuri sweets). Những người nổi tiếng sẽ tham gia thử nghiệm trong một căn phòng được ngụy trang bởi chocolate và kẹo. Tất cả các đồ vật trong căn phòng đều có thể “nhai” nhưng đó là nếu như người chơi chọn đúng.

Khách mời sẽ rất bối rối và lưỡng lự khi phải chuẩn xác chọn một đồ vật trong phòng mà họ tin là kẹo hoặc socola. Người chơi phải ăn đồ vật đó nếu họ nghĩ rằng món đó được làm bằng socola hoặc nếu họ sai, họ không chỉ bị mất điểm mà còn phải cắn một số thứ thực sự kỳ lạ.

2. Man Eats Spaghetti In A Dryer - Mì ý quay cuồng

Thật khó để tưởng tượng một hoạt động ăn uống nào đó kéo dài 24 giờ sẽ xảy ra bên trong một thiết bị đang hoạt động và không hề có một biện pháp bảo vệ nào. Mục đích của trò chơi này chỉ là làm cho dàn diễn viên chính trong trường quay cười để họ bị trừng phạt. 

Nội dung vô cùng đơn giản: một người đàn ông sẽ cố gắng ăn hết một phần mì Ý khi đang ngồi trong máy sấy quay, nếu thành công giải thưởng nhận được là số tiền khá hấp dẫn. Tuy nhiên, chương trình này là nơi chúng ta có thể vượt qua từ kỳ lạ và đi vào lãnh thổ của sự điên rồ tiềm ẩn của nước Nhật. Cơ thể của người tham gia có thể bị tổn hại nghiêm trọng, nhưng đó lại là niềm vui cho khán giả và khách mời.

Tìm việc làm tại công ty Nhật: tại đây


3. Slippery Stairs - Cầu thang trơn tuột

Slippery Stairs Is A Real Japanese Game Show, And It Is Perfect

Loại gameshow thử thách này gồm sáu người chơi mặc những bộ đồ bằng da bó sát, đội nón bảo hộ sắc màu như năm anh em siêu nhân tranh giành trong tuyệt vọng để leo lên bậc thang cao nhất. Gameshow này đã gây bão trên YouTube toàn cầu với hàng triệu lượt xem, là nguồn vui và tiếng cười tuyệt vời nhưng nghe có vẻ rùng rợn.

Cách để giành chiến thắng trong cuộc thi này là leo lên đến đỉnh cầu thang, nơi có rương kho báu đang chờ bạn.  Bằng mọi giá, người chơi phải cố gắng “lết” trên những bậc thang trơn tuột với dầu chảy ra từ hai vòi khổng lồ ở bậc cuối cùng. Cuối cùng, một thí sinh thực sự phải có một sức chịu đựng đáng ghen tị lên đến đỉnh cầu thang để đạt được giải thưởng khổng lồ.

4. Susunu! Denpa Shonen - Cuộc sống giải thưởng

El conquistador del fin del mundo: ¿De verdad es este programa vasco el  'reality' más duro de la televisión?

Chương trình thể chất thực tế từ năm 1988 đến 2002 đã bị cấm phát sóng trên toàn cầu sau khi thu về hơn 17 triệu lượt xem vì làn sóng tranh cãi về tính chất nhân đạo. Nhân vật chính của Gameshow là Nasubi - một nam diễn viên hài nghiệp dư ngày càng gầy gò, xanh xao, mất dần khả năng giao tiếp xã hội trong thời gian dài tham gia.

Sau khi “được” lựa chọn, Nasubi phải sống với cơ thể trần trụi trong một căn phòng chật hẹp hoàn toàn không có thức ăn, và phải tìm cách xoay sở để sống sót bằng phần thưởng mình nhận được. Mỗi ngày, Nasubi cần điền phiếu nhận thưởng mỗi ngày, và sẽ được thả ra sau khi tổng số phần thưởng trúng được trị giá 1 triệu Yên. Phần thưởng cực đoan nhất có lẽ là một chiếc quần lót, nhưng lại quá nhỏ đối với Nasubi nên đội ngũ sản xuất phải thêm hiệu ứng cà tím để che phần cơ thể nhạy cảm trong suốt chương trình.

5. Silent Library - Thư viện tĩnh lặng

“Thư viện tĩnh lặng”  phiên bản do các nhà sản xuất Nhật Bản tạo ra với nguyên tắc những người tham gia phải thực hiện các pha nguy hiểm của họ trong thư viện và không được gây ồn ào, kẻo làm phiền các học sinh đang học.

Mỗi người chơi được tặng một lá bài, và tương ứng buộc phải chịu đựng những hình phạt “dã man” khác nhau từ việc nhận được massage chân đến nhận một búa vào “chỗ hiểm”, đặt đậu phụ nóng lên trán hay thậm chí là cho cả ống wasabi vào mũi. 

Chương trình này nổi tiếng đến mức đã được Mỹ “mô phỏng” lại thành một phiên bản trò chơi ngắn, nhưng khác ở chỗ phần thưởng được đặt ra cho người chơi là tiền thay vì chỉ là tiếng cười của khán giả ở Nhật.

6. Marshmallow Rubber Band -  Kẹo marshmallow đau đớn

Trong trò chơi này, các thí sinh được chia thành hai nhóm năm người. Các quy tắc bao gồm các ứng cử viên phải ăn một viên kẹo dẻo được treo trên một sợi dây, trong khi họ bị cản trở bởi một hoặc nhiều sợi dây cao su được đeo trên mặt của họ.

Sự hài hước “nổ ra” khi khuôn mặt của những người chơi trở nên méo mó và co thắt trong nỗ lực phi thường nhằm “cạp” bằng được những viên kẹo lủng lẳng. Cuối cùng, giải thưởng những người tham gia nhận được chỉ đơn giản là mười lăm phút nổi tiếng trên một chương trình trò chơi nổi tiếng toàn quốc.

7. Tore - Trò chơi xác ướp

 

Ở gameshow này, khả năng quản lý căng thẳng của các ứng cử viên được đẩy lên tối đa bằng cách yêu cầu họ trả lời bảy câu hỏi trong một tình huống cực kỳ đáng sợ với thời gian cực kỳ ít ỏi.

Nếu người chơi trả lời sai, các bộ phận trên cơ thể của họ từ đầu đến chân sẽ liên tục được quấn bằng một tấm vải trắng với tốc độ chóng mặt. Người tham gia buộc phải kiểm soát thần kinh của mình và trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng nếu không sẽ tiến thêm một bước gần đến việc bị ướp xác và được đặt trong lăng mộ. Tuy nhiên, đôi khi người chơi sẽ bị “chế giễu” bởi những câu đố liên quan đến những đặc điểm ngoại hình của họ.  

Sự khác biệt về văn hóa thực sự tỏa sáng khi nói đến gameshow của Nhật Bản. Danh sách trên chỉ là bảy ví dụ kỳ lạ trong số hàng chục chương trình tạp kỹ nghe “rợn người” ở xứ sở hoa anh đào.