Top 5 thương hiệu có tốc độ phát triển hàng đầu Nhật Bản theo Best Japan Brands 2022

/
29-11-2022
/
1,138 views

Interbrand Japan, công ty xây dựng thương hiệu lớn nhất Phù Tang, đã công bố Best Japan Brands 2022 - một bảng xếp hạng các giá trị thương hiệu Nhật Bản, sử dụng phương pháp Brand Valuation™ để chuyển đổi giá trị thương hiệu thành giá trị tiền tệ.


Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của tất cả 100 thương hiệu nằm trong bảng xếp hạng là +8,6% (năm ngoái giảm -0,5%), số thương hiệu giảm giá trị là 21 (năm ngoái là 48), và tổng giá trị thương hiệu là 254 tỷ đô la (+6,9% theo năm). Các số liệu này cho thấy dấu hiệu phục hồi giá trị thương hiệu Nhật bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Cùng điểm qua top 5 thương hiệu trên tổng số 100 thương hiệu hàng đầu hàng đầu Nhật Bản có giá trị tăng trưởng thần kỳ năm 2022. 


1. Mercari (vị trí 89, +39% YoY)

Mercari là sàn thương mại điện tử có quy mô lớn nhất Nhật Bản, chuyên cung cấp các món đồ secondhand với mức giá bán cực kỳ “hạt dẻ”. Bạn có thể tìm thấy và đặt mua bất cứ món đồ nào, từ quần áo, mỹ phẩm, trang sức đến đồ điện tử, các loại máy móc,… tuy đã qua sử dụng nhưng không khác gì đồ mới.

What to Know and How to Apply for Mercari, Japan's homegrown e-commerce  giant - JPort Journal

Với sứ mệnh “tạo ra một thị trường toàn cầu với những giá trị mới”, Mercari đang tiếp tục thúc đẩy bán hàng xuyên biên giới và tăng cường dịch vụ này thông qua sự hợp tác với Mercoin, Merpay,... Để đáp ứng mong muốn mua sắm đồ cũ ngày càng tăng của những người trung niên trở lên, công ty đang mở rộng đối tượng mục tiêu của mình bằng cách phân phối “Bộ sản phẩm Mercari dành cho 60 tuổi trở lên”.

Ngoài ra, công ty cũng đã hợp tác với Uber ở Hoa Kỳ để khởi động “Mercari Local”, thành lập một công ty thuộc tập đoàn, Souzoh, để lập kế hoạch, phát triển và vận hành các doanh nghiệp mới, đồng thời tiến hành hoạt động kinh doanh “Mercari Shops” cho phép người dùng tự thiết lập các cửa hàng trong Mercari.


2. Fujifilm (vị trí 36, +34% YoY)

Fujifilm Holdings Corporation, thường được gọi là Fuji hay Fujifilm, là một cái tên không còn xa lạ đối với những người yêu thích chụp ảnh. Với những bước đi đầu tiên là một công ty sản xuất phim, chuyên cung cấp máy ảnh, Fujifilm đã chuyển mình trở thành một tập đoàn lớn mạnh trên nhiều lĩnh vực để không bị “lãng quên” trên thị trường.

Brand Concept | Fujifilm [Japan]

Fujifilm đã tái cấu trúc hoạt động của mình thành bốn mảng kinh doanh: Chăm sóc sức khỏe, Vật liệu, Đổi mới Kinh doanh và Hình ảnh. Công ty tận dụng các khả năng công nghệ tiên tiến và độc đáo được trau dồi thông qua hoạt động kinh doanh nhiếp ảnh vốn là điểm mạnh của mình. Các chiến dịch như “NEVER STOP 2021” và “FUJIFILM Business Innovation” truyền tải một thông điệp nhất quán trên toàn cầu. Tập đoàn đang thúc đẩy học tập trực tuyến bằng FUJIFILM Corporate Movie nhằm tăng cường hiểu biết về tầm nhìn của công ty cho tất cả nhân viên ở Nhật Bản và ở nước ngoài, đồng thời đang đẩy nhanh sự phát triển của một thương hiệu Fujifilm mới.


3. Ajinomoto (vị trí 37, +30% YoY)

Từ lâu, Ajinomoto vốn đã là một thương hiệu vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là các bà nội trợ. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, Ajinomoto vẫn đứng vững trên thị trường toàn cầu với vị thế là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, hóa chất và dược phẩm.

Ajinomoto Group Global Website - Eat Well, Live Well.

Kể từ kế hoạch quản lý trung hạn vào năm 2017, Ajinomoto đã thúc đẩy hoạt động quản lý thương hiệu dài hạn, liên tục dựa trên việc hình dung giá trị thương hiệu. Ajinomoto đã kết hợp khái niệm ASV (Ajinomoto Group Shared Value), tạo ra giá trị kinh tế bằng cách giải quyết các vấn đề xã hội thông qua kinh doanh. Đồng thời, công ty tạo ra giá trị cùng với cộng đồng và xã hội địa phương, vào một hệ thống gọi là “Chu trình nâng cao giá trị doanh nghiệp”.

Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của ban lãnh đạo, Ajinomoto’s Purpose Branding chủ trương cải thiện sức khỏe của mọi người bằng cách giải quyết các vấn đề về thực phẩm và sức khỏe. Điều này cũng dẫn đến hiệu quả kinh doanh mạnh mẽ vì mục đích của thương hiệu được đánh giá thông qua trải nghiệm của khách hàng, chẳng hạn như trong nhận xét của những người trả lời cuộc khảo sát: “Tôi đồng cảm với câu khẩu hiệu Eat Well, Live Well, nó chứa đựng tất cả suy nghĩ của tôi”. Điều này đã dẫn đến mức tăng trưởng giá trị thương hiệu tăng 86% trong sáu năm kể từ Best Japan Brands 2016.


4. WORKMAN (vị trí 70, +29% YoY)

Khi nói về các thương hiệu quần áo Nhật Bản chất lượng tương xứng với giá thành, bên cạnh Uniqlo và MUJI, không thể bỏ qua WORKMAN. Tập đoàn được thành lập từ năm 1980, và là chuỗi cửa hàng chuyên bán đồng phục và giày dép cho công nhân tại các công trường, nhà máy, với thế mạnh là êm, nhẹ và thấm hút nước tốt. Hiện tại, có khoảng 952 cửa hàng trên nhiều tỉnh thành tại Nhật Bản (tính đến tháng 6 năm 2022).

Ueno-Transport さんによるワークマン - デカール|コミュニティ|グランツーリスモSPORT

WORKMAN hướng tới mục tiêu trở thành một công ty thân thiện với cả môi trường và người dùng, đồng thời đang củng cố mô hình kinh doanh và phát triển sản phẩm để giảm tác động  đến môi trường toàn cầu. Công ty đã phát triển các sản phẩm và dịch vụ tập trung vào phụ nữ đang nuôi con nhỏ, chẳng hạn như “Mom’s Easy Fitting Room” và đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thiết bị ngoài trời thông qua việc hợp tác phát triển với những người cắm trại một mình và du khách ba lô.

Trong một cuộc khảo sát, WORKMAN đã nhận được nhiều nhận xét như “họ hiểu nhu cầu của chúng tôi” và “họ có sản phẩm mà chúng tôi muốn”, điều này nhấn mạnh giá trị của trải nghiệm khách hàng WORKMAN. Công ty đang thực hiện các phương pháp tiếp cận sáng tạo để đạt được sự hài lòng của nhân viên như loại bỏ thời gian làm thêm giờ, KPI, deadline và các sự kiện nội bộ, đồng thời phát triển sản phẩm trong một môi trường tốt nhất cho nhân viên.


5. Nitori (vị trí 59, +29% YoY)

Nitori từ khi thành lập là một mô hình cửa hàng đồ nội thất nhỏ năm 1967 đến nay đã có hệ thống chuỗi 255 siêu thị bán lẻ các đồ nội thất phủ sóng khắp nước Nhật. Không chỉ đẹp, giá cả hợp lý và tinh tế, Nitori còn đem đến cho người dân Nhật Bản cảm giác ấm cúng, gần gũi của gia đình, của văn hóa và nổi bật nét đặc sắc của nền văn hóa xứ Phù Tang.

Nitori - Wikipedia

Trong khi các đối thủ cạnh tranh chật vật, Nitori đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 34 quý liên tiếp. Với phương châm của công ty là "comfortable, luxurious home living", vào tháng 2 năm 2021, Nitori đã thiết lập triết lý kinh doanh “Phù hợp cho mọi người”, nhằm mục đích hiện thực hóa sự tiện nghi và sang trọng của ngôi nhà. Trong một cuộc khảo sát do Interbrand thực hiện, Nitori được đánh giá là thương hiệu “không ngừng phát triển sản phẩm theo quan điểm của khách hàng”.

Với thế mạnh là nhà sản xuất, hậu cần và bán lẻ CNTT, Nitori liên tục đối mặt với những thách thức và phát triển mới, chẳng hạn như hợp nhất kinh doanh với Shimachu, mở rộng kinh doanh thiết bị gia dụng, thương hiệu quần áo N+ dành cho phụ nữ trưởng thành từ Nitori Group và các thương hiệu chăn ga gối đệm N-Warm và N-Cool.

Theo đó, Mercari là thương hiệu có mức tăng trưởng cao nhất trong năm nay, tăng 39%. Những yếu tố quan trọng làm tăng đáng kể giá trị thương hiệu của năm 2022 được xác nhận là mức độ Trust (niềm tin), Agility (sự linh hoạt) và Participation (khách hàng tin dùng), đồng thời tạo ra giá trị cho khách hàng thay vì chỉ là Empathy (sự thấu cảm) ở năm 2021.