Do sự biến động chính trị toàn cầu, cuộc xung đột Nga-Ukaine cũng đồng yên giảm mạnh làm lạm phát ở Nhật Bản tăng cao. Chính Phủ Nhật Bản buộc phải điều chỉnh giá của các mặt hàng thiết yếu cũng nhiều sản phẩm khác, bên cạnh đó cũng nỗ lực người dân với nhiều gói hỗ trợ liên tục được tung ra. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé:
Top 5 mặt hàng dự kiến tiếp tục tăng giá tại Nhật Bản năm 2023
1. Trứng và các sản phẩm từ trứng
Sự lây lan của dịch cúm gia cầm đang đẩy giá trứng và các sản phẩm làm từ trứng tại Nhật Bản như sốt mayonnaise lên cao hơn. Các nhà sản xuất gia vị Kewpie Corp. và Ajinomoto Co. đang tiến hành đợt tăng giá thứ tư kể từ tháng 7/2021.
Trứng là món ăn phổ biến và được sử dụng trong nhiều thực phẩm khác nhau nên việc tăng giá trứng cũng ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào của một số thực phẩm khác.
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Malaysia và các nước Đông Nam Á khác phụ thuộc vào lao động nhập cư trong những công việc cần nhiều lao động như các đồn điền. Tuy nhiên, việc tìm lao động ở các nước sản xuất dầu cọ như Malaysia trở nên khó khăn.
Thực trạng đó đang có tác động đến Nhật Bản. Công ty thực phẩm Meiji, với các sản phẩm từ sữa đến chocolate thanh, cho biết giá bơ thực vật sẽ tăng 4,3-12,8% từ tháng 10. Đối thủ của công ty này là Megmilk Snow Brand sẽ tăng giá bơ thực vật 1,9-12,2% cũng từ tháng. Mayonnaise 450 gram của Kewpie sẽ được bán với giá 520 yên (4 USD), tăng gần 10% so với lần tăng giá gần đây nhất. Các mặt hàng thực phẩm làm từ sữa khác như phô mai, sữa chua,…sẽ có giá cao hơn khoảng 30%.
3. Dầu ăn
Do đồng yên giảm giá nên chi phí nhập khẩu tăng cao, ảnh hưởng đến giá dầu ăn trong nước. Cụ thể, công ty dầu ăn Nisshin Oillio Group Ltd đã tăng giá 5 lần, tương tự như các công ty dầu ăn khác. Hiện tại, giá dầu ăn tại Nhật đã tăng từ 213 yen /lít lên 323 yen/lít.
Do các biến động về chính trị trê thế giới như xung đột Nga-Ukraine nên các doanh nghiệp Nhật Ban dự đoán giá dầu ăn nói riêng và thực phẩm nói chung sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
4. Bánh mì
Sự sự suy yếu của đồng yen và tình trạng gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu, cùng với thời tiết khô hạn nắng nóng ảnh hưởng đến tình trạng thu hoạch kém và giá lúa mì tăng cao ở các quốc gia cung cấp lúa mì cho Nhật Bản và thế giới.
Mặc dù không nhập khẩu từ Nga hoặc Ukraine, song tình trạng gián đoạn xuất khẩu từ hai nước này gây ảnh hưởng hoạt động nhập khẩu lúa mì của Nhật Bản. Tại Nhật Bản, chính phủ cũng đã nhiều lần điều chỉnh giá nhập khẩu lúa mì
.
5. Điện, ga
Do cuộc chiến của Nga ở Ukraine, chi phí nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu thô tăng cao, hơn nữa là đồng yên mất giá nhanh chóng làm cho lạm phát tại Nhật Bản đã đạt mức cao nhất trong bốn thập kỷ ở mức trên 4%.
Chính phủ Nhật Bản đang cố gắng giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng bằng cách giảm hóa đơn tiện ích như điện, gas hàng tháng và hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp
Ngoài ra, gói giảm lạm phát mới của chính phủ bao gồm hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình có thu nhập thấp 30.000 yên và mỗi trẻ trong hộ này 50.000 yên; các bà mẹ đang mang thai có thể nhận được khoản thanh toán một lần lên tới 500.000 yên, thay vì 420.000 yên như hiện nay.
Xem thêm các bài viết khác tại đây nhé!