Top 5 đặc trưng văn hóa công sở chỉ có ở công ty Nhật

/
26-10-2022
/
1,137 views

Là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, với con người hiện đại và lịch sự tuy nhiên Nhật Bản vẫn còn giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng tạo nên bản sắc riêng không thể nhầm lẫn. Cùng điểm qua một vài nét văn hóa công sở của xứ Phù Tang, vẫn còn đến ngày nay nhé.

 

1. Chourei – “văn hóa gắn kết” 

Tinh thần đoàn kết của người Nhật, đã hình thành nên nét văn hóa Chourei (朝礼) độc đáo tại nhiều công ty Nhật Bản. Những buổi chourei đầu ngày hay đầu tuần sẽ giúp các phòng ban gắn kết với nhau, hiểu rõ công việc của đồng nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau thay vì mỗi cá nhân làm việc riêng lẻ, rời rạc từ đó sẽ giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, lan tỏa năng lượng tích cực và tăng năng suất lao động. Ở một số công ty, chourei còn được khởi động bằng một số động tác thể dục để tạo tinh thần khoẻ khoắn.

Chourei - Văn hóa gắn kết tại công ty Nhật Bản

Vào buổi sáng, khi đầu óc bạn còn đang “mơ màng”, ngái ngủ thì chourei chính là hồi chuông đánh thức mọi giác quan. Thông qua chourei, ý thức kỷ luật của nhân viên trở nên tốt hơn, góp phần rèn luyện họ thành những công dân có ích cho xã hội.


2. Văn hóa tặng quà

Người Nhật rất xem trọng các mối quan hệ xã hội nên tặng quà là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh ở Nhật Bản, thể hiện tấm lòng, tình cảm, sự kính trọng, ngưỡng mộ cho đối phương. Món quà không nhất thiết phải mang giá trị lớn nhưng có thể trở thành sợi dây kết nối con người lại với nhau và thắt chặt các mối quan hệ trong xã hội. Và nghi thức tặng quà, món quà, số đếm của chúng, cách trang trí… đều được người Nhật hết sức lưu ý khi tặng quà cho nhau.

Gift-Giving Etiquette for Business

Người Nhật có thể tặng quà vào bất cứ một dịp hoặc ngày nào đó trong năm. Thường là các dịp đặc biệt và các ngày lễ kỉ niệm như: ngày sinh nhật, lễ giáng sinh, kỉ niệm ngày cưới,… Vào mùa hè và mùa đông trong năm, người Nhật có tập quán tặng quà được gọi là Chugen (từ mồng 1 đến 13/7) và Seibo (cuối năm). Vào khoảng thời gian này họ sẽ gửi quà đến những người đã có ơn giúp đỡ mình trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đó có thể là người hướng dẫn; người mai mối hôn nhân; những giáo viên đã giảng dạy cho họ hoặc con cháu họ. Khi chuyển nhà, người ta tặng quà cho hàng xóm mới; khi chuyển công ty, tặng quà cho cấp trên, cho các sempai…

From Japan With Love: Gift-giving With Zusetsu | Japan Nakama

Chọn được một món quà phù hợp không đơn giản nhưng sẽ tạo tiền đề tốt đẹp để xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội trong tương lai.

3. Nomikai - “văn hóa nhậu” sau giờ làm việc

Nhậu sau giờ làm việc từ lâu đã được coi là một phần văn hóa của Nhật Bản. Những buổi tụ tập uống rượu còn gọi là “Nomikai” được coi là cách để xóa bỏ khoảng cách tốt nhất cho dân công sở, giúp mọi người hiểu nhiều hơn về những đồng nghiệp của mình. Đương nhiên, không chỉ có những người cùng cấp mà ngay cả sếp và cấp trên cũng tham gia những buổi tiệc này.

Nomikai: Japan's Business Drinking Culture | Motto Japan Media - Japanese  Culture & Living in Japan

Thông thường, đồ uống chủ đạo trong mỗi bữa tiệc Nomikai là bia và rượu. Sau khi ổn định chỗ ngồi, người có địa vị cao nhất sẽ phát biểu một cách súc tích, ngắn gọn một lời chào đầu cho buổi tiệc. Ngay sau khi lời phát biểu kết thúc, mọi người sẽ cùng nhau hô to “Kampai” và cụng ly. Sau đó, buổi tiệc sẽ chính thức bắt đầu. Các kỹ năng rót rượu, quan sát hay trò chuyện trong buổi tiệc cũng được mọi người chú ý. Bữa tiệc sẽ được kết thúc giống như khi bắt đầu, người có chức cao nhất sẽ đứng lên phát biểu kết thúc bữa tiệc, và thay cho việc nâng ly như ban đầu thì mọi người sẽ cùng đứng lên, đợi khi màn phát biểu kết thúc sẽ vỗ tay đồng loạt và nói lời cảm ơn với đồng nghiệp của mình.

飲み会 | 127店 | 沖縄グルメ情報 - ちゅらグルメ


4. “Văn hóa xin lỗi” nơi công sở

Tại các công ty Nhật, ngay cả khi lỗi không phải của họ, nhân viên được dạy phải xin lỗi để xoa dịu tình hình. Nên không khó hiểu khi “xin lỗi” trở thành câu cửa miệng và là một phần trong nét văn hóa của người Nhật.

Ở Mỹ và các nền văn hóa phương Tây khác, nói lời xin lỗi gần như là thừa nhận lỗi lầm. Ngược lại, ở Nhật Bản, xin lỗi là một hình thức và là bước đệm để bước tiếp. Điểm mấu chốt ở đây, hãy cố gắng không cảm thấy tức giận nếu đồng nghiệp hoặc nhân viên người Nhật của bạn không quá mức trong lời xin lỗi của họ. Đó là cách để cư xử khi chúng ta muốn thể hiện sự sẵn sàng và mong muốn họ tiếp tục sửa chữa.

ごめんなさい」は敬語ではない!ビジネスの場で謝る方法やメールでの表現をご紹介 | Domani


5. Tận hưởng nhiều kỳ nghỉ dài

Nhật Bản có nhiều ngày nghỉ lễ như ngày quốc khánh, ngày xuân phân, ngày Chiêu Hòa, ngày Hiến Pháp,.... tuy nhiên có 3 kỳ nghỉ dài quan trọng đó là kỳ nghỉ Tết – Tuần lễ vàng – Tuần lễ Obon.

  • Ngày mồng một Tết (01/01):  Đây là ngày lễ quan trọng nhất ở Nhật bản. Là quốc gia ở Đông Bắc Á nhưng nước Nhật cũng có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như các nước phương Tây. Nhiều công ty cho phép nhân viên nghỉ từ ngày 30 tết đến hết ngày mồng 3 tháng 1.

What Is Obon? A Guide To The Japanese Halloween - Savvy Tokyo

  • Tuần lễ Obon: Lễ hội Obon còn gọi là lễ Lễ Vu lan từ ngày 13 đến 15/08. Vào ngày lễ Obon, các gia đình Nhật Bản thường quây quần lại với nhau trong một đợt nghỉ khá dài. Những người đang ở xa sẽ về thăm cha mẹ, ông bà và đi viếng mộ người thân. Trong dịp lễ Obon, một số lễ hội pháo hoa lớn cũng được tổ chức ở các nơi trên đất nước Nhật Bản.

How Are You Spending Your Golden Week? | All About Japan

  • Tuần lễ vàng: Người Nhật rất bận bịu với công việc do đó thời gian nghỉ ngơi đối với họ là vô cùng quan trọng. Trong 1 năm thì “Tuần lễ vàng” là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Tuần lễ vàng kéo dài từ 29/4 đến 5/5. Các ngày quốc lễ trong tuần lễ Vàng gồm có: ngày 29 tháng 4 – ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hòa, ngày 3 tháng 5 là ngày Hiến pháp, ngày 4 tháng 5 là ngày Xanh – ngày nghỉ của dân chúng, ngày 5 tháng 5 là ngày thiếu nhi. Đây được xem là tuần lễ cầu cho quốc thái dân an.