Recap Webinar - Khóa học "bỏ túi" Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp thời đại 4.0 (Phần 9/12)

/
16-01-2023
/
587 views

Chủ đề: Kỹ năng giao tiếp tạo ảnh hưởng & Xây dựng đội ngũ bán hàng

Webinar dành cho "sếp" do HRnavi và HRI Việt Nam tổ chức đã diễn ra vào 13h30 thứ 4 tuần vừa qua với 107 người đăng ký và hơn 54 người tham dự. Trong đó có hơn 80% là những người thuộc cấp quản lý; về quy mô công ty của những người tham dự thì chiếm tỷ lệ nhiều nhất là những người đến từ công ty quy mô nhỏ từ 1-20 người (25%), ngoài ra thì có 21% đến từ quy mô hơn 250 người và 15% từ các công ty có quy mô lớn trên 1000 nhân viên.


  Phần 1: Lớp học “bỏ túi”: Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp (phần 9/12)

Chủ đề: Kỹ năng giao tiếp tạo ảnh hưởng 

Diễn giả: Anh Trần Hoàng Hiệp - Academic Director của Công ty tư vấn & đào tạo kỹ năng HRI Vietnam

1. Quyền lực là gì? Tại sao một nhà quản lý cần có quyền lực?

  • Quyền lực là khả năng tác động hoặc ảnh hưởng đến người khác, khiến cho người đó phải thay đổi hoặc làm theo ý muốn của ta
  • Một nhà quản lý hoặc một nhà lãnh đạo chỉ có thể làm tốt vai trò của mình khi người đó có một sức ảnh hưởng thật sự. Sức ảnh hưởng này thể hiện ở chỗ: 

1. Người khác phải sợ mình  

2. Khiến người khác phải nể mình 

3. Khiến người khác phải yêu mến kính trọng, tin tưởng mình

Quyền lực cứng:

  • Là quyền lực có thể bị cướp đoạt
  • Chức vụ tạo ra quyền lực, tiền tạo ra quyền lực, vũ lực tạo ra quyền lực

Quyền lực mềm:

  • Là quyền lực không bị cướp đoạt
  • Năng lực chuyên môn tạo ra quyền lực, uy tín tạo ra quyền lực, mối quan hệ tạo ra quyền lực, kỹ năng giao tiếp tạo nên quyền lực

Trong số những quyền lực mềm, kỹ năng giao tiếp là một dạng quyền lực rõ rệt nhất và tạo ra được những hiệu quả tức thì. Trở thành nhà quản lý thì chúng ta sẽ có tiền, có quyền hoặc có danh tiếng. Nhưng điều quan trọng nhất là nhà quản lý cần phải hoàn thành được sứ mệnh cao cả của mình.

2. Một nhà quản lý cần có vai trò và nhiệm vụ gì? 

Vai trò 

  • Vai trò quan hệ 
  • Vai trò thông tin 
  • Vai trò ra quyết định  

Nhiệm vụ 

  • Nhiệm vụ lập kế hoạch  
  • Nhiệm vụ giao việc 
  • Nhiệm vụ giám sát nhân viên 
  • Nhiệm vụ đánh giá và động viên nhân viên  
  • Nhiệm vụ huấn luyện và kèm cặp nhân viên 

3. Nhà quản lý có 4 mối quan hệ quan trọng:  

  • Đối với cấp dưới 
  • Đối với cấp trên  
  • Đối với khách hàng/ đối tác 
  • Đối với những người đồng cấp

Nếu nhà quản lý không giao tiếp được với những mối quan hệ này thì sẽ không có được những mối quan hệ tốt đối với những người này.

4. Giao tiếp gây ảnh hưởng (hay còn gọi là giao tiếp thuyết phục) 

Giao tiếp là gì?

  • Là phương tiện để tạo nên quyền lực
  • Là cách trao đổi thông điệp để người gửi và người nhận có thể hiểu nhau
  • Thông điệp có thể là lời nói, suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc...

Thế nào là giao tiếp gây ảnh hưởng?

  • Là cách giao tiếp có thể tác động đến suy nghĩ và hành động của người khác bằng cách thuyết phục, làm mủi lòng hay gây khiếp sợ
  • Được xem như một năng lực đặc biệt có thể tạo nên quyền lực mềm

Một nhà quản lý phải hiểu được rằng việc giao tiếp rất có sức ảnh hưởng, chạm vào cảm xúc của người khác làm cho người ta phấn khích tạo động lực để họ làm gì đó. Khi giao tiếp thành công là những thông điệp bạn gửi gắm đến người nghe được truyền đi một cách hoàn hảo, trọn vẹn nhất.  

Nguyên nhân giao tiếp kém 

  • Thông điệp bị nhiễu từ người gửi 
  • Rào cản từ phía người nhận

Để giao tiếp giỏi thì người truyền thông điệp đi mà không bị nhiễu và không bị rào cản, cần lưu ý:

  • Cách bạn truyền đi thông điệp 
  • Cách dùng từ
  • Cách phát âm
  • Âm lượng
  • Mối quan hệ giữa bạn với người khác
  • Rào cản văn hóa
  • Phân biệt vùng miền

Nói sao cho người ta hiểu được thông điệp => chấp nhận => làm theo => Gọi là giao tiếp giỏi

Những hình thức giao tiếp chính trong công việc


 

  Phần 2: Bí kíp săn nhân tài cho đội ngũ bán hàng qua bài kiểm tra tính cách HCi-AS

Diễn giả: Anh Nguyễn Đình Phúc - CEO của Công ty tư vấn tuyển dụng HRnavi

Vì sao cần kiểm tra tính cách:

Anh Nguyễn Đình Phúc dẫn dắt vào phần 2 với những hạn chế của những công cụ hỗ trợ tuyển dụng thông thường, trải nghiệm của cá nhân trong tuyển dụng và dẫn dắt doanh nghiệp và câu chuyện tuyển dụng "trọn đời" của đất nước Nhật Bản. Anh cũng đề cập đến những rủi ro và tổn thất khi đặt vấn đề nếu doanh nghiệp tuyển dụng sai và nhân viên không gắn bó lâu dài:

Bài kiểm tra tính cách HCi-AS từ lâu đã được các doanh nghiệp Nhật Bản đã sử dụng như đánh giá khách quan để tránh tuyển sai và tiết kiệm chi phí. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu giúp bạn chọn lọc ứng viên có tính cách và định hướng phù hợp với doanh nghiệp.

Các đặc trưng của HCi-AS

  • Thiết kế chuyên biệt cho công tác tuyển dụng
  • Thời gian làm bài ngắn, trả kết quả sớm
  • Không bị bắt bài
  • Kết quả bài trắc nghiệm ngắn gọn, súc tích
  • Có thể kiểm tra khả năng chịu đựng áp lực
  • Phản ánh chính xác 80% tính cách

Anh Phúc cũng chia sẻ thêm 3 tiêu chí và tố chất không thể thiếu của 1 nhân viên bán hàng: 

1. Đeo bám: Đeo đuổi mục đích đến cuối cùng đến khi có kết quả - Tinh thần "Never give up"

2. Chủ động: Tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân và cam kết với bản thân để nỗ lực thực hiện mục tiêu

3. Xây dựng tổ chức: Không hoạt động cá nhân, cùng với tập thể hướng đến mục tiêu chung và mở rộng tổ chức

=> Những tính cách trên rất phù hợp với những người thuộc team Sales và đều được đánh giá và thể hiện qua kết quả bài test HCi-AS.

Đội ngũ HRnavi thực hiện nghiên cứu về đặc điểm tính cách của nhà sáng lập thương hiệu "quả táo khuyết" và áp dụng phân tích qua bài test HCi-AS. Kết quả nhận được là "Nên tuyển" cho câu hỏi giả thuyết: Liệu bạn có nên tuyển "nhân viên sales" với tính cách như Steve Jobs vào tổ chức?

>> Tìm hiểu chi tiết về bài test tính cách chuyên biệt trong tuyển dụng: http://hci-as.hrnavi.com/

* Hội thảo trực tuyến định kỳ tháng 02/2023 (Phần 10/12 - Khóa đào tạo "CHÂN DUNG NHÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP THỜI ĐẠI 4.0"):

>> ĐĂNG KÝ THAM GIA WEBINAR: TẠI ĐÂY