Recap Webinar - Khóa học "bỏ túi" Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp thời đại 4.0 (Phần 7/12)

/
18-11-2022
/
877 views

Chủ đề: Tạo động lực cho nhân viên & Xây dựng đội ngũ bán hàng


  Phần 1: Lớp học “bỏ túi”: Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp (phần 7/12)

Chủ đề: Tạo động lực cho nhân viên

Diễn giả: Anh Trần Hoàng Hiệp - Academic Director của Công ty tư vấn & đào tạo kỹ năng HRI Vietnam

1. Nhiệm vụ của một nhà quản lý:

  • Xây dựng mục tiêu và kế hoạch
  • Giao việc và ủy thác cho nhân viên
  • Giám sát và kiểm tra nhân viên
  • Đánh giá và động viên nhân viên
  • Huấn luyện và kèm cặp cho nhân viên

2. Quản lý cần quản lý gì?

  • Quản lý công việc: Đặt ra mục tiêu và chỉ tiêu, lên kế hoạch để hoàn thành, quản lí chất lượng, quy trình,...
  • Quản lý con người: Xây dựng đội ngũ, giao việc, giao kế hoạch cho từng đội ngũ => Kiểm tra, giám sát, đánh giá và động viên nhân viên

Kỹ năng giao việc, giám sát và tạo động lực cho nhân viên rất quan trọng đối với nhà quản lý. Một nhà quản lý chuyên nghiệp cần tìm hiểu về nền tảng, nguồn gốc sâu xa của động lực và thấu hiểu về tính chất của công việc, thái độ của nhân viên để tìm hiểu nguyên nhân làm mất/không có động lực ở người nhân viên. Từ đó, cấp trên cần hình thành và trau dồi kỹ năng tạo động lực, lấy lại động lực và "giữ lửa" tinh thần cho đội ngũ.

3. Phân biệt động cơ và động lực:

  • Động cơ: Lý do để nhân viên làm việc
  • Động lực: Thúc đẩy, khiến nhân viên làm việc 1 cách tốt hơn và lâu bền hơn

Động cơ (Motive) -> Tạo động lực (Motivating) -> Động lực (Motivation)

=> Mỗi cá nhân đều có nhu cầu của riêng mình, nhà quản lý phải biết cách kích thích những nhu cầu ấy và tạo môi trường thỏa mãn tại nơi làm việc. Nhân viên có động lực sẽ chủ động tham gia và tạo ra hiệu quả trong công việc.

4. Hai lý thuyết liên quan đến động lực:

  • Tháp nhu cầu Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs)
  • Thuyết "Hai nhân tố" (Herzberg's Motivator - Hygiene Theory)

Nếu nghiên cứu và kết hợp cả 2 phương pháp này có thể giúp cấp trên, đặc biệt là nhà quản lý có cái nhìn toàn diện, bao quát hơn để hình thành các phương pháp và xây dựng hoạt động cụ thể để tạo động lực cho bộ phận cấp dưới.

  • Tháp nhu cầu Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs) - tháp 5 tầng tượng trưng cho 5 tầng nhu cầu của con người

=> Nhà quản lý cần cân nhắc từng tầng nhu cầu của nhân viên trong đội ngũ, điểu chỉnh và vận dụng phương pháp này sao cho phù hợp với thời đại và văn hóa doanh nghiệp.

  • Thuyết "Hai nhân tố" (Herzberg's Motivator - Hygiene Theory)

  • Nhân tố duy trì động lực: Vật chất và phần thưởng là những nhân tố giúp duy trì động lực giữ lại động lực đang có chứ không phải tạo ra nguồn động lực mới ở người nhân viên.
  • Nhân tố tạo động lực: Cấp trên cần biết cách làm cho công việc trở nên thú vị để cấp dưới cảm thấy “lửa” trong công việc, trở nên sáng tạo và chủ động hơn để nâng tầm bản thân.
    => Nhà quản lý hiện đại cần biết cách vận dụng kết hợp 2 lý thuyết tiền đề trên để tạo động lực nhân viên hiệu quả hơn mà không đi theo lối mòn cũ, khẳng định cái “tầm” của quản lý.

5. Hành động và phương pháp tạo động lực: cây gậy (lực đẩy) và củ cà rốt (sức hút)

Kết hợp và xác định phương pháp phù hợp với từng nhân viên cấp dưới để tạo ra sự “sợ hãi” hay “khát khao” trong công việc, từ đó hình thành động lực trong họ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

=> Để tạo và tăng động lực cho nhân viên, anh Hiệp đưa ra lời khuyên rằng bộ phận cấp trên và nhà quản lý cũng cần có kỹ năng tạo động lực cho chính bản thân, có tầm nhìn và kế hoạch để xây dựng niềm tin và lòng tin tưởng ở cấp dưới.

>> THAM GIA KHÓA HỌC "NHÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP THỜI ĐẠI 4.0" - 25 & 26/11 TẠI TPHCM - ĐĂNG KÝ NGAY!
 

  Phần 2: Bí kíp săn nhân tài cho đội ngũ bán hàng qua bài kiểm tra tính cách HCi-AS

Diễn giả: Anh Nguyễn Đình Phúc - CEO của Công ty tư vấn tuyển dụng HRnavi

Bài kiểm tra tính cách HCi-AS từ lâu đã được các doanh nghiệp Nhật Bản đã sử dụng như đánh giá khách quan để tránh tuyển sai và tiết kiệm chi phí. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu giúp bạn chọn lọc ứng viên có tính cách và định hướng phù hợp với doanh nghiệp.

Các đặc trưng của HCi-AS

  • Thiết kế chuyên biệt cho công tác tuyển dụng
  • Thời gian làm bài ngắn, trả kết quả sớm
  • Không bị bắt bài
  • Kết quả bài trắc nghiệm ngắn gọn, súc tích
  • Có thể kiểm tra khả năng chịu đựng áp lực
  • Phản ánh chính xác 80% tính cách

Anh Phúc cũng chia sẻ thêm 3 tiêu chí và tố chất không thể thiếu của 1 nhân viên bán hàng: 

1. Đeo bám: Đeo đuổi mục đích đến cuối cùng đến khi có kết quả - Tinh thần "Never give up"

2. Chủ động: Tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân và cam kết với bản thân để nỗ lực thực hiện mục tiêu

3. Xây dựng tổ chức: Không hoạt động cá nhân, cùng với tập thể hướng đến mục tiêu chung và mở rộng tổ chức

=> Những tính cách trên rất phù hợp với những người thuộc team Sales và đều được đánh giá và thể hiện qua kết quả bài test HCi-AS.

Đội ngũ HRnavi thực hiện nghiên cứu về đặc điểm tính cách của nhà sáng lập thương hiệu "quả táo khuyết" và áp dụng phân tích qua bài test HCi-AS. Kết quả nhận được là "Nên tuyển" cho câu hỏi giả thuyết: Liệu bạn có nên tuyển "nhân viên sales" với tính cách như Steve Jobs vào tổ chức?

>> Tìm hiểu chi tiết về bài test tính cách chuyên biệt trong tuyển dụng: http://hci-as.hrnavi.com/

* Hội thảo trực tuyến định kỳ tháng 12 về chủ đề "Kỹ năng coaching nhân viên và xây dựng đội ngũ bán hàng hiệu quả" (Phần 8/12 - Khóa đào tạo "CHÂN DUNG NHÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP THỜI ĐẠI 4.0"):

>> ĐĂNG KÝ THAM GIA WEBINAR: TẠI ĐÂY