JOGMEC tiếp tục nhận tu nghiệp sinh Việt Nam theo dự án chuyển giao công nghệ an toàn khai thác than ký kết với VINACOMIN

/
21-07-2022
/
466 views

Tập đoàn Dầu khí và Khoáng sản Quốc gia Nhật Bản - JOGMEC tiếp tục Hợp tác đào tạo tu nghiệp sinh nhằm nâng cao kỹ thuật, năng lực sản xuất than theo dự án chuyển giao công nghệ an toàn – khai thác than cho các quốc gia sản xuất than đã được ký kết với Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam - VINACOMIN.


Dự án này sẽ chuyển giao công nghệ an toàn và khai thác than của Nhật Bản cho các kỹ sư và Giám sát an toàn ở các quốc gia sản xuất than ở châu Á nhằm mục đích đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định cho Nhật Bản.

Trong dự án này, thực tập sinh Việt Nam được đào tạo tại mỏ than Nhật Bản và các chuyên gia Nhật Bản được cử sang Việt Nam để đào tạo lý thuyết và hướng dẫn kỹ thuật cho các cán bộ, kỹ sư trong nước.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, công tác đào tạo được tạm thời chuyển sang hình thức online (trực tuyến). Năm 2022, sau khi dịch bệnh tạm thời được khống chế và các quy định hạn chế nhập cảnh ở Việt Nam – Nhật Bản được nới lỏng thì dự án này đã được tái khởi động trở lại.

Ngày 7/7, 14 thực tập sinh kỳ đầu tiên đã đặt chân đến nhật Bản và bắt đầu khóa đào tạo tại Tập đoàn Dầu khí và Khoáng sản Quốc gia Nhật Bản - JOGMEC nằm trong khuôn viên của công ty cổ phần than Kushiro (Hokkaido). Cũng trong năm nay đến tháng 2 năm sau, JOGMEC cũng có kế hoạch tổ chức 9 khóa đào tạo (từ 6 ~10 tuần) và tiếp nhận khoảng 70 thực tập sinh.

Bên cạnh đó, những kỹ sư của Công ty cổ phần than Kushiro – được cử sang Việt Nam sẽ có mặt tại các mỏ than Việt Nam từ giữa tháng 6, hướng dẫn về kỹ thuật thông gió, cứu trợ, khai thác than tại hầm mỏ của VINACOMIN.

Việt Nam là thị trường cung cấp than antraxit quan trọng của Nhật Bản. Antraxit là một loại than hoạt tính cao cấp, có hàm lượng cacbon cao nhất được sử dụng trong quá trình luyện thép và sản xuất điện cực. Vì có số lượng than hạn chế nên để đảm bảo ổn định nguồn than antraxit ở Nhật Bản, JOGMEC mong muốn thông qia dự án lần này có thể tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia sản xuất than. Dự án này còn đóng một vai trò quan trọng đảm bảo nguồn cung trung và dài hạn trong bối cảnh cấm nhập khẩu than từ Nga.