Danh sách tỉnh thành có Khu công nghiệp tập trung nhiều công ty Nhật Bản nhất Việt Nam

/
20-07-2022
/
9,629 views

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1988 đến nay, Nhật Bản luôn là đối tác FDI (Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) lớn của Việt Nam. Nhờ nguồn vốn FDI từ Nhật Bản, Việt Nam đã thúc đẩy được quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Dưới đây là xếp hạng các tỉnh thành có Khu công nghiệp (KCN) tập trung nhiều doanh nghiệp Nhật Bản nhất nước ta.


Các tỉnh thành có nhiều Khu công nghiệp thu hút được nhiều vốn đầu tư từ quốc gia này có thể kể như:

  • Đồng Nai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Bình Dương
  • Hưng Yên
  • Bà Rịa Vũng Tàu
  • Bắc Ninh
  • Vĩnh Phúc
  • Bắc Giang
  • Đà Nẵng

Nhật Bản đã đầu tư vào 4.825 dự án với tổng số vốn FDI lên đến 64 tỷ USD. Riêng năm 2021, Nhật Bản đứng thứ 3 trong số các đối tác đầu tư vào Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2022, đất nước mặt trời mọc vẫn giữ vững vị trí 3/139 quốc gia đầu tư với số vốn đăng ký đạt 255,9 triệu USD.


1. Đồng Nai

Đồng Nai là là tỉnh thành thu hút nhiều công ty Nhật Bản đầu tư nhất cả nước. Với con số lên đến 400, các công ty Nhật Bản tập trung chủ yếu ở:

Năm 2022, KCN Amata đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư lựa chọn xây dựng thí điểm KCN sinh thái theo hướng toàn cầu. Nhờ đó mà nơi đây thu hút đã thu hút được hơn 300 công ty Nhật Bản về đây. Các tập đoàn lớn có thể kể đến như:

  • Tập đoàn NOK - chuyên cung cấp các thiết bị động cơ
  • Tập đoàn Toyo Ink - chuyên sản xuất mực,...
  • Công ty TNHH Nikko Việt Nam - sản xuất các sản phẩm nhựa
  • Công ty TNHH Okamoto Việt Nam - sản xuất áo mưa
  • Công ty TNHH Kao Việt Nam - sản xuất các chất hoạt động bề mặt có độ phân hủy sinh học cao.
  • Công ty TNHH Quadrille - sản xuất các sản phẩm may mặc

Tập đoàn Thái Lan 'hái ra tiền' từ KCN Amata Biên Hoà

KCN sinh thái Amata phù hợp với văn hóa của Nhật Bản

>> Việc làm tại Đồng Nai


2. Hà Nội

Xếp thứ 2 là thủ đô Hà Nội với 150 công ty Nhật Bản chuyển đến các KCN như: 

Nổi bật là KCN Thăng Long I đã thu hút gần 100 công ty Nhật Bản và tạo ra doanh thu sản xuất lên đến 84 nghìn tỷ đồng/năm. Các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của các hãng nổi tiếng đã xây dựng và đi vào hoạt động như:

  • Công ty TNHH Canon
  • Công ty TNHH Panasonic
  • Công ty TNHH Daikin
  • Công ty TNHH Mitsubishi 

Hình ảnh tại nhà máy sản xuất của Panasonic tại Đông Anh - Hà Nội

>> Việc làm tại Hà Nội


3. Hồ Chí Minh

Được ví như hòn ngọc Đông Dương, Hồ Chí Minh đứng thứ 3 trong danh sách các tỉnh thành thu hút nhiều vốn đầu tư Nhật Bản nhất Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 11 tháng năm 2021, vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tăng 54% so với cùng kỳ năm 2020. 

Nhật Bản đặt địa bàn trên khắp 10 KCN khác xung quanh Hồ Chí Minh như: 

Đặc biệt, khu công nghệ cao ở quận 9 - Hồ Chí Minh ngày càng thu hút nhiều công ty Nhật Bản làm về vi điện tử – công nghệ thông tin – viễn thông; cơ khí chính xác – tự động hóa như: 

  • Công ty TNHH Kỹ thuật Daikou
  • Công ty TNHH Nidec Servo
  • Công ty TNHH Nidec Sankyo 
  • Công ty TNHH Nipro
  • Công ty TNHH Misumi

Địa chỉ Vinhomes Grand Park Quận 9 ở đâu?

Một góc khu công nghệ cao quận 9

>> Việc làm tại Hồ Chí Minh


4. Bình Dương

Theo thống kê năm 2021, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ hai về đầu tư tại Bình Dương với tổng số vốn gần 5,8 tỷ USD. Hiện đã có hơn 140 doanh nghiệp về đây và xây dựng đến 328 dự án tập trung ở các KCN như:

Danh sách các công ty Nhật bản đã hoạt động ở KCN Việt Nam - Singapore (VSIP):

  • Uchiyama Việt Nam 
  • Công ty TNHH Fujikura fiber optics Việt Nam
  • Kewpie Việt Nam
  • Công ty TNHH Maruha Chemical Việt Nam

Thông tin Khu Công Nghiệp Vsip 1 Thuận An Bình Dương mới nhất 2021

KCN VSIP1 - Bình Dương

>> Việc làm tại Bình Dương


5. Hưng Yên

Tận dụng ưu thế vị trí gần thủ đô, nhiều KCN ở Hưng Yên kéo được nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay có 19 quốc gia đang đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Trong đó, Nhật Bản dẫn đầu với 143 dự án và tổng số vốn đầu tư gần 3,3 tỷ vào các KCN như:

Các công ty Nhật Bản chọn KCN Phố Nối để xây dựng nhà máy, công xưởng như:

  • Công ty TNHH Tatsumi Seiko
  • Công ty TNHH Shinei Seiko
  • Công ty TNHH Hirakawa
  • Công ty TNHH điện tử Canon Việt Nam

Công nhân sản xuất sản phẩm dệt nhuộm tại Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam ở Khu Công nghiệp Phố nối B, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Hình ảnh trong nhà máy ở KCN Phố Nối

>> Việc làm tại Hưng Yên


6. Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút gần 3 tỷ USD vốn đầu tư từ Nhật Bản phân bổ vào các KCN như:

Năm 2018, Chính phủ đã đồng ý chọn KCN Phú Mỹ 3 làm KCN chuyên sâu Việt Nam - Nhật Bản. Ngay sau đó, nhiều công ty Nhật Bản đã kí hợp đồng thuê đất và chuẩn bị xây dựng dự án ở đây:

  • Công ty CP Nitori Holding
  • Tập đoàn Marubeni
  • Công ty Kokoro

KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 - Bà Rịa - Vũng Tàu

>> Việc làm tại Bà Rịa - Vũng Tàu


7. Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có quy hoạch đồng bộ với các cụm công nghiệp nổi tiếng có thể kể đến như: 

Hiện nay, Quế Võ 1 đang là KCN lớn nhất của tỉnh và thu hút đến 22 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Các công ty đã hoàn thiện xong dây chuyền sản xuất ở đây như:

  • Công ty TNHH Việt Nam Kandenko
  • Công ty TNHH Fujita Việt Nam
  • Công ty TNHH Canon
  • Công ty TNHH Toyo Ink
  • Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TRONG KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ

KCN Quế Võ 1 - Bắc Ninh

>> Việc làm tại Bắc Ninh


8. Vĩnh Phúc

Đến nay đã có gần 60 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư tại Vĩnh Phúc với tổng số vốn lên tới 1,6 tỷ USD. Những KCN lớn ở Vĩnh Phúc có thể kể đến như: 

Đặc biệt, KCN Thăng Long III là nơi được xây dựng nhằm thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản. Các công ty nổi tiếng ở đây phải kể đến như: 

  • Công ty TNHH Sumiriko
  • Công ty TNHH Tamura
  • Công ty TNHH Tsuchiya TSCO

KCN Thăng Long III - Vĩnh Phúc

>> Việc làm tại Vĩnh Phúc


9. Bắc Giang

Đến nay, Bắc Giang sở hữu 9 KCN gồm:

  • KCN Đình Trám
  • KCN Song Khê - Nội Hoàng
  • KCN Quang Châu
  • KCN Vân Trung
  • KCN Việt Hàn
  • KCN Hòa Phú
  • KCN Tân Hưng
  • KCN Yên Lư
  • KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Nổi bật trong số đó là KCN Đình Trám có tổng vốn đầu tư ban đầu 347 triệu USD là địa điểm dừng chân của nhiều công ty Nhật Bản. Các công ty liên quan đến linh kiện như:

  • Công ty TNHH Fujita
  • Công ty TNHH Iwaseya
  • Công ty TNHH Hashimoto Seimitsu
  • Công ty TNHH Yoshimura Kogyo Việt Nam

Bắc Giang

KCN Đình Trám - Bắc Giang

>> Việc làm tại Bắc Giang


10. Đà Nẵng

Bên cạnh du lịch, Đà Nẵng còn tập trung phát triển nhiều KCN như:

 Tổng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Đà Nẵng lên đến gần 4 tỷ. Nhật bản chiếm 11% trong số đó với hơn 80 dự án. KCN Hòa Khánh là nơi tập trung nhiều công ty Nhật Bản nhất với sự góp mặt của những cái tên quen thuộc:

  • Công ty TNHH Fujidan
  • Công ty TNHH Daiwa
  • Công ty TNHH Yokohama Technica

Danang Hi-Tech Park and Industrial Zones Authority Website

KCN Hòa Khánh - Đà Nẵng

>> Việc làm tại Đà Nẵng