Đại bộ phận người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản đang đối mặt với vấn đề “Thiếu cơ hội giao lưu với người Nhật do rào cản ngôn ngữ”

/
20-12-2021
/
905 views

ONE-VALUE INC. (Tokyo, Nhật Bản) chuyên tư vấn về Việt Nam thực hiện khảo sát với chủ đề “Thực trạng và bất cập trong đời sống, công việc của người Việt Nam tại Nhật Bản”.

Tóm tắt kết quả khảo sát

Phần lớn những người tham gia khảo sát đều có các đặc điểm chung như trình độ tiếng Nhật cao, độ tuổi dưới 35, hiện đang là sinh viên hoặc nhân viên văn phòng theo visa diện “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. Với câu hỏi “Nỗi lo ngại trong đời sống sinh hoạt tại Nhật Bản” thì câu trả lời được nhiều người lựa chọn nhất là “Không có nhiều cơ hội giao lưu với người Nhật”. Nguyên nhân nằm ở thực trạng người Việt không thể giao tiếp hiệu quả với người Nhật hoặc hoàn toàn không có cơ hội giao tiếp với người Nhật do rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa. Từ đó dẫn đến việc, người Việt hình thành nên một cộng đồng tách biệt với cộng đồng người Nhật. Cộng đồng ly khai khỏi xã hội này sẽ tiềm ẩn rủi ro trở thành tâm điểm của đói nghèo và các hành vi phạm pháp.

Ngoài ra, những người Việt sống tại Nhật Bản lâu năm cũng trăn trở về vấn đề học hành của con cái và việc làm tiếng Nhật. Vì bản thân gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin liên quan đến giáo dục trẻ em, họ rất quan ngại về vấn đề giao tiếp với giáo viên tại các cuộc họp phụ huynh do trường học tổ chức.

Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát

  •  Người trong độ tuổi 25 đến 35 chiếm số lượng lớn nhất, tiếp đến là độ tuổi 18 đến 25. 93% đối tượng khảo sát đều dưới 35 tuổi.
  •  Người đang lưu trú và làm việc tại Nhật Bản  theo visa “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” chiếm số lượng lớn nhất, tiếp đến là visa “Du học sinh” vì đây là nhóm đối tượng năng động, sử dụng mạng xã hội nhiều hơn những nhóm đối tượng khác. Số lượng người có visa "Thực tập sinh kỹ năng”, “Kỹ năng đặc định” và các diện khác rất nhỏ.
  •  Người lưu trú tại Nhật Bản từ 1 đến dưới 5 năm chiếm hơn 50%, người lưu trú từ 5 năm trở lên chiếm gần 30%.
  •  Người có chứng nhận năng lực Nhật ngữ cấp độ N2, N1 (JLPT) chiếm hơn 50%. Nguyên nhân được cho là những người tham gia khảo sát trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội đều có trình độ tiếng Nhật cao.

Phương thức khảo sát

Các nền tảng mạng xã hội do ONE-VALUE vận hành:

Tham khảo thông tin về ONE-VALUE INC. tại trang chủ: https://onevalue.jp/

Tin đăng bởi: ONE-VALUE INC.