Bài 6: Năm đầu tiên trong chuỗi hành trình "Tuân thủ - Khai phá - Tách biệt"

/
26-11-2021
/
650 views

Bình tĩnh bước từng bước theo đúng trình tự sẽ đưa bạn đến với một sự nghiêp tương lai đầy thành tựu.

Bạn có biết ý nghĩa của cụm từ "Shu-ha-ri" trong tiếng Nhật? (Tiếng Hán là "Thủ - Phá - Ly")

Cụm từ có ý nghĩa như sau: "Shu" (Tuân thủ): là giai đoan mà ta cần trang bi cho bản thân mình những hình mẫu/nề nếp cơ bản; "Ha" (Khai phá): là giai đoạn mà ta khai phá những hình mẫu râp khuân đó để ứng dụng sao cho phù hợp với bản thân; "Ri" (Tách biệt): là giai đoan mà ta tự mình thêm vào sự mày mò sáng tạo của bản thân để tạo ra sự mới mẻ mang nét độc đáo và đặc trưng của riêng mình.

Ngài Zeami - người đã xác lập bộ môn nghệ thuật Kịch Nô (kịch câm Nhật Bản) muốn truyền đạt tới chúng ta rằng: Dù bạn đi trên con đường nào, để có thể đi đến tận cùng thì điều quan trọng là phải bước đi tuần tự theo từng giai đoạn.

Are you a Pastor Stuck on Hurry? - Charles Stone

Có bao giờ bạn cảm thấy "nóng vội" và muốn đốt cháy giai đoạn không?

Không lạ gì khi những ý nghĩ "Phải nhanh chóng đạt thành quả để được thừa nhận!" hay "Mình đã bị chậm so với các bạn cùng lứa, phải nhanh chóng bắt kịp mới được!" vụt lên trong đầu bạn. Chúng ta thường có xu hướng muốn "đi đường tắt" để nhanh đến đích hay phải "bằng bạn bằng bè" thì mới thành công được. Dĩ nhiên, việc chúng ta có ý muốn nhanh hoàn thành mục tiêu là chuyện thường, nhưng không cần thiết phải vội vàng nghĩ cách để đạt được thành quả ngay lập tức. Giai đoạn "Tuân thủ" sẽ là khoảng thời gian quý giá cho bạn tích góp những kỹ năng cơ bản một cách chắc chắn để bạn phát triển và từ đó cống hiến năng lực cho công ty về lâu về dài.

Sự nghiệp của bạn vẫn còn dài! Đừng nghĩ đến việc bỏ qua bước đầu để "tập đi" và "tập chạy" cho nhanh, nhằm vọt tới giai đoạn "Khai phá" và "Tách biệt"; trước hết bạn hãy "tập bò" thật vững vàng, nỗ lực vượt qua giai đoạn "Tuân thủ" đã nhé!

▶️ Tham khảo thêm các tips hay công sở từ cẩm nang “58++ bài học vỡ lòng để trở thành No.1” của tác giả Chikako Morimoto, biên dịch bởi anh Nguyễn Đình Phúc (CEO of HRnavi).