Bài 48: Khi nhận quyết định "chuyển bộ phận" không như ý?

/
08-08-2022
/
679 views

Hãy xem chuyện thuyên chuyển công là cơ hội để học được "kỹ năng thích nghi với sự thay đổi". Sau khi trải qua những trải nghiệm này, bạn sẽ trở thành nhân sự được trọng vọng trong công ty.


Là nhân viên của một công ty, sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải trải nghiệm những thay đổi về mặt tổ chức như chuyển bộ phận, đổi văn phòng hay biệt phái sang công ty khác. Nếu được chuyển sang phòng ban mình mong muốn và dự tính thì không có vấn đề gì. Nhưng đôi khi, việc thuyên chuyển không như ý muốn của bạn. Khi rơi vào trường hợp này, nhiều người ngần ngại sẽ nhân cơ hội này để quyết tâm chuyển việc.

Để ứng phó với tình huống này, bạn hãy nghĩ rằng việc thuyên chuyển là bước ngoặt lớn đồng thời cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn trải nghiệm và thử thách bẩn thân, ngay cả khi đó là một sự thay đổi bạn không hề trông đợi. 

Giá trị thực sự của việc thuyên chuyển không nằm ở phòng ban hay lĩnh vực mới bạn được chỉ định mà ở chính kinh nghiệm và khả năng xoay xở với sự thay đổi, giúp nâng cao giá trị của bạn trên góc độ nhân lực.

Trong thời đại công nghệ 4.0, môi trường kinh doanh liên tục thay đổi đòi hỏi ngày càng cao kỹ năng ứng phó và thích nghi với mọi biến đổi."Nhảy" vào môi trường mới đồng nghĩa với việc bạn phải thích ứng với những quy luật và cách vận hành mới, xây dựng những mối quan hệ đồng nghiệp, xây dựng teamwork mới. Đây rõ ràng là công việc rất vất vả và đòi hỏi tính kiên nhẫn "làm lại từ đầu", nhưng từ đó bạn có thể trưởng thành lên rất nhiều.

Đây là thời đại mà nhân tài dạng "nhà sản xuất" sẽ ngày càng được coi trọng. Họ là những nhân viên chủ chốt có thể tạo ra liên kết giữa các bộ phận, kết hợp tài nguyên hay nguồn nhân tài của các bộ phận khác nhau một các phù hợp để nâng tầm giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, đừng sợ sự thay đổi,  hãy nắm bắt cơ hội thuyên chuyển, vui vẻ và tận hưởng nó để phát huy "giá trị" của bản thân bạn nhé!

▶️ Tham khảo thêm các tips hay công sở từ cẩm nang “58++ bài học vỡ lòng để trở thành No.1” của tác giả Chikako Morimoto, biên dịch bởi anh Nguyễn Đình Phúc (CEO of HRnavi).