Bài 43: Hãy nghĩ "Trách mắng là biểu hiện của sự kỳ vọng"

/
11-07-2022
/
734 views

Phải trải nghiệm và vượt qua những lần bị trách mắng, bạn mới có thể nuôi dưỡng khả năng quản lý rủi ro và xử lý sự cố.


Mắc sai lầm rồi bị trách mắng là chuyện thường tình mà những lính mới gặp phải. Ngược lại, đôi khi không bị trách mắng mới thật sự là vấn đề đáng lo ngại. Cũng có những trường hợp may mắn, mọi việc diễn ra dễ dàng và thuận lợi, không mấy khi phạm sai lầm lớn, cũng chẳng bao giờ bị khiển trách và được thăng tiến theo thời gian.

Tuy nhiên, bạn sẽ không được trải nghiệm và có cơ hội rèn luyện vững vàng kỹ năng quản lý rủi ro nhằm tránh phát sinh lỗi cũng như cách xử lý ngay khi phát sinh sự cố. Trong trường hợp đó, khi bạn đảm nhận đến một vị trí cấp cao trong công ty, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải những sai lầm lớn ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn tổ chức, đồng thời đánh mất sự tôn trọng và tín nhiệm của sếp và cấp dưới. 

Vậy nên khi bạn đang trong giai đoạn "được du di cho qua" và không có khả năng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, bạn hãy nhìn nhận những "trách mắng" dưới chiều hướng tích cực. Mỗi lần bị trách mắng, bạn hãy ghi nhận bài học đáng giá này và rút kinh nghiệm để không bao giờ mắc phải lỗi tương tự trong tương lai.

Feedback survey response advice suggestions

Khi bị khách hàng hay đối tác trách mắng và phàn nàn, bạn nên cảm tạ và biết ơn họ. Bởi lẽ hành vi than phiền hay nổi giận này cũng lấy đi rất nhiều năng lượng của họ để chỉ ra lỗi sai và kỳ vọng bạn có thể làm tốt hơn. So với những khách hàng chỉ lẳng lặng đi tìm đối tác khác thì chính những người khách hay than phiền rõ ràng là "đáng yêu hơn nhiều".

Sau khi bạn nỗ lực để đáp ứng được yêu cầu và khiến họ hài lòng, hãy cảm tạ những người đó vì đã cho bạn cơ hội để trưởng thành và hoàn thiện bản thơn hơn. Đây cũng chính là tiền đề cho một mối quan hệ bền vững sau này.

▶️ Tham khảo thêm các tips hay công sở từ cẩm nang “58++ bài học vỡ lòng để trở thành No.1” của tác giả Chikako Morimoto, biên dịch bởi anh Nguyễn Đình Phúc (CEO of HRnavi).