Bài 24: Quan sát và nắm bắt thông tin nội bộ để hiểu để hiểu được tinh thần và giá trị của công ty

/
18-02-2022
/
547 views

Khi bạn có thể đưa ra những đề án dựa trên hiểu biết về tinh thần và giá trị của công ty đối phương, bạn sẽ trở thành một đối tác quan trọng trong mắt họ.

Tinh thần và giá trị của của doanh nghiệp được thể hiện trong chính nội bộ của doanh nghiệp đó. Vậy bạn cần bắt đầu từ đâu để có chiếm được lòng tin của khách hàng hoặc đối tác kinh doanh. Trước tiên, hãy bắt đầu từ công việc nghiên cứu và tìm hiểu về họ. Một khi đã hiểu rõ về họ, bạn sẽ nắm bắt được những nhu cầu và vấn đề của họ để có thể đưa ra những đề án thích hợp.

Cách dễ nhất bạn có thể làm để tiếp cận khách hàng của mình là truy cập vào trang web của họ và kiểm tra các thông tin hiển thị trực tuyến. Hãy rèn luyện con mắt quan sát để có thể hiểu rõ bản chất của đối tượng.

Mỗi khi được mời đến thăm một doanh nghiệp mới lần đầu hẹn gặp, bạn cần phải xem xét kỹ hơn bằng tất cả các giác quan của mình. Từ cái nhìn tổng quan đó, bạn hãy thử đánh giá đặc điểm khu vực công ty họ. Môi trường, bầu không khí và các doanh nghiệp khác cùng tòa nhà hoặc xung quanh khu vực đó là những yếu tố mà bạn cần lưu tâm. Đôi khi nhờ điều này mà bạn có thể hiểu được những điều mà công ty họ quan tâm.

Trong hầu hết các doanh nghiệp, tại bàn tiếp tân thường bố trí sẵn danh sách liên hệ nội bộ. Dựa vào đó bạn có thể hình dung chung nhất sơ đồ tổ chức của công ty và có thể tạo dựng các mối quan hệ thương thảo cho cơ hội hợp tác trong tương lai.

Tiếp theo, khi được hướng dẫn từ bàn tiếp tân tới phòng chờ dành cho khách, bạn hãy tận dụng quan sát từng ngóc ngách của công ty họ.  Chẳng hạn cách bố trí và nội thất văn phòng, bảng thông báo, trang phục của nhân viên, không khí làm việc,... mà bạn có thể cảm nhận được "tinh thần" và phương châm mà tổ chức đó coi trọng.

Đặc biệt khi tán gẫu với đối phương, bạn cần chú ý quan sát và đặt các câu hỏi khai thác. Từ câu trả lời của họ, bạn có thể tìm hiểu những giá trị quan và cách suy nghĩ mà công ty đó đề cao. Chỉ khi thực sự hiểu được lý tưởng và nhu cầu của họ, bạn mới có cơ sở để đưa ra một đề án thích hợp nhất. Từ đó, khách hàng sẽ không còn xem bạn là "khách vãng lai" nữa mà là một "đối tác không thể bỏ lỡ" đối với họ.

▶️ Tham khảo thêm các tips hay công sở từ cẩm nang “58++ bài học vỡ lòng để trở thành No.1” của tác giả Chikako Morimoto, biên dịch bởi anh Nguyễn Đình Phúc (CEO of HRnavi).