Nhìn lại workshop tháng 9: "Bí kíp sở hữu đội ngũ quản lý chuyên nghiệp" dành cho cấp lãnh đạo

/
21-09-2023
/
1,031 views

Workshop dành cho lãnh đạo vào ngày 20/09/2023 được HRI Vietnam phối hợp cùng HRnavi tổ chức, muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của cấp quản lý cấp trung, với sứ mệnh phát triển và nâng cao trình độ quản lý trong các tổ chức.

Cùng xem kết quả phản hồi của anh/chị cấp lãnh đạo đã tham gia để có cái nhìn tổng quát về sự thành công của Workshop.

Để đạt một số kết quả trên, bạn có tò mò nội dung gì đã được đề cập trong buổi Workshop không? Buổi Workshop tập trung vào những nội dung quan trong như:

  Phân tích, dẫn chứng rõ tầm quan trọng của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp

Tại sao quản lý cấp trung là hạt nhân của một tổ chức thành công?

Liên kết nhân viên với sứ mệnh và mục tiêu tổ chức:

  • Quản lý cấp trung là cầu nối quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao và nhân viên cơ sở.
  • Quản lý cấp trung giúp nhân viên hiểu rõ sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Họ là những người chuyên biệt hóa thông điệp tổ chức và biến nó thành hành động cụ thể cho từng bộ phận và nhóm làm việc.
  • Bằng cách kết nối cá nhân với mục tiêu lớn hơn, quản lý cấp trung tạo động lực và cam kết từ nhân viên. Điều này làm tăng sự tập trung và trách nhiệm trong công việc.

Nâng cao hiệu quả công việc:

  • Quản lý cấp trung luôn tối ưu hóa quy trình làm việc. Họ phải hiểu rõ cơ cấu và quy tắc làm việc của tổ chức để có thể cải thiện và tối ưu hóa chúng.
  • Họ đảm bảo rằng nhân viên có tất cả các tài liệu và công cụ cần thiết để hoàn thành công việc một cách hiệu quả, từ đó tăng sản xuất và giảm thời gian lãng phí.

...

Quản lý cấp trung không chỉ là người giám sát, mà họ là những người xây dựng và định hình tương lai của tổ chức. Sự nâng cao trình độ và giữ chân của họ không chỉ là một sự đầu tư cho họ, mà còn là đầu tư cho tương lai bền vững của tổ chức. Hãy nhớ rằng, họ không chỉ là người hiểu nhân viên, họ còn là những người thay đổi tổ chức và định hình sự thành công của nó.

   Hai lý thuyết liên quan đến động lực

  • Tháp nhu cầu Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs)
  • Thuyết "Hai nhân tố" (Herzberg's Motivator - Hygiene Theory)

Nếu nghiên cứu và kết hợp cả 2 phương pháp này có thể giúp cấp trên, đặc biệt là nhà quản lý có cái nhìn toàn diện, bao quát hơn để hình thành các phương pháp và xây dựng hoạt động cụ thể để tạo động lực cho bộ phận cấp dưới.

  • Tháp nhu cầu Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs) - tháp 5 tầng tượng trưng cho 5 tầng nhu cầu của con người

https://i.imgur.com/NN0QVxX.png

=> Nhà quản lý cần cân nhắc từng tầng nhu cầu của nhân viên trong đội ngũ, điểu chỉnh và vận dụng phương pháp này sao cho phù hợp với thời đại và văn hóa doanh nghiệp.

  • Thuyết "Hai nhân tố" (Herzberg's Motivator - Hygiene Theory)

https://i.imgur.com/MU6Pxvv.png

  • Nhân tố duy trì động lực: Vật chất và phần thưởng là những nhân tố giúp duy trì động lực giữ lại động lực đang có chứ không phải tạo ra nguồn động lực mới ở người nhân viên.
  • Nhân tố tạo động lực: Cấp trên cần biết cách làm cho công việc trở nên thú vị để cấp dưới cảm thấy “lửa” trong công việc, trở nên sáng tạo và chủ động hơn để nâng tầm bản thân.

=> Nhà quản lý hiện đại cần biết cách vận dụng kết hợp 2 lý thuyết tiền đề trên để tạo động lực nhân viên hiệu quả hơn mà không đi theo lối mòn cũ, khẳng định cái “tầm” của quản lý.

   Thời gian giải quyết vấn đề, tương tác đặt câu hỏi 1 -1 với diễn giả

Phần lớn thời gian Workshop tập trung vào tương tác đặt câu hỏi, nhiều vấn đề được dẫn lối để giải quyết. Một điểm đáng khen ngợi trong buổi Workshop là mọi người đều thoải mái thể hiện ý kiến cá nhân. Không chỉ giới hạn trong góc nhìn của Thầy Hiệp, mỗi người tham gia đều có cơ hội để đóng góp ý kiến và trao đổi quan điểm. Điều này làm cho buổi thảo luận trở nên phong phú và đầy cảm hứng.

Cùng nhìn lại một số hình ảnh của buổi workshop vừa rồi!