Top 5 phát minh vĩ đại của người Nhật

/
19-06-2023
/
2,586 views

Là một trong những quốc gia phát triển trên thế giới, Nhật Bản luôn cho ra đời nhiều phát minh vĩ đại, đóng góp vào sự phát triển của nhân loại từ khoa học – kỹ thuật, vật lý đến y học,...Cùng điểm qua các phát minh vĩ đại của người Nhật dưới đây nhé!

  1. Daisuke Inoue  - cha đẻ của máy hát karaoke (1940)

Daisuke Inoue sinh năm 1940 tại Osaka, ông là một tay trống của ban nhạc đi lưu diễn nhiều nơi trước khi trở thành một doanh nhân và nhà phát minh người Nhật Bản. 

Nhà phát minh karaoke không tiếc dù mất tiền “khủng” bản quyền - Báo Người  lao động

Một lần, ban nhạc của Inoue được Chủ tịch một công ty ở Kobe mời đến chơi và thu âm các bài hát của nhóm để về nhà tự luyện tập. Vị Chủ tịch này đã giúp cho Daisuke Inoue nảy ra ý tưởng kinh doanh độc đáo là tạo ra một chiếc máy phát giai điệu các bài hát phổ biến. Ai muốn sử dụng phải bỏ đồng xu vào chiếc máy nối với micro, loa, bộ khuếch đại âm thanh, chiếc máy sẽ phát nhạc nền và mọi người sẽ hát theo.

3D Icon for The world's first Karaoke machine by Z-Light on Dribbble

Một người bạn của Inoue có cửa hàng điện tử đã hỗ trợ Inoue thực hiện ý tưởng. Chỉ với 425 USD, máy Karaoke đầu tiên tên “Juke 8” đã hoàn thành và ra đời sau 2 tháng. Ban nhạc của Inoue bắt tay vào việc thu âm các bài hát phổ biến. Danh mục Karaoke đầu tiên chỉ có 300 bài.

Vì sao các vụ hỏa hoạn tại quán karaoke hiếm khi xảy ra tại Nhật?

Thời điểm đó, Juke 8 được tung ra thị trường nhưng không được đón nhận vì sản phẩm quá mới lạ. Tuy nhiên, vài năm sau đó cả Nhật Bản rộ lên cơn sốt Juke 8. Công ty của Inoue mang về doanh thu lên tới 100 triệu USD mỗi năm, tiền gửi ngân hàng cứ thế tăng lên. Sau này, ông đã giao lại quyền điều hành sản phẩm cho 2 người con trai.

  2. Hideki Shirakawa – phát minh ra polymer chất dẫn điện (1975)

Năm 1975, tiến sĩ Shirakawa Hideki - giảng viên của trường Đại học Đông kinh Công nghiệp, Nhật Bản, là một chuyên gia về tổng hợp polyacetylene (PA), đã tiến hành thí nghiệm thổi khí ethylene hoặc propylene vào chất xúc tác Ziegler – Natta (tên cuả 2 nhà phát minh) để tổng hợp cho ra polymer.

The Nobel winners (Hideki Shirakawa, Alan J. Heeger, and Alan G.... |  Download Scientific Diagram

Polymer được gia dụng hoá dùng cho bao nhựa, ống chích y khoa và nhiều dụng cụ polymer trong sinh hoạt hằng ngày. Năm 2000, Shirakawa Hideki đã giành được giải Nobel hóa học nhờ phát hiện ra polymer dẫn điện cùng với giáo sư vật lý Alan J. Heeger và giáo sư hóa học Alan G. MacDiarmid tại Đại học Pennsylvania.

  3. Hiroaki Mitsuya – tìm ra thuốc chống HIV - zidovudine (1985)

Hiroaki Mitsuya là một nhà virus học người Nhật Bản nổi tiếng với vai trò phát hiện ra thuốc chống HIV zidovudine cũng như các loại thuốc chống AIDS khác bao gồm didanosine và zalcitabine. 

 

Mitsuya sinh ra tại Nagasaki và nhận bằng Bác sĩ và Tiến sĩ từ Đại học Kumamoto. Năm 1982, ông gia nhập viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ. Năm 1985, ông thực hiện việc xác định xác định AZT là thuốc chống HIV, cũng như các đặc tính chống HIV của didanosine và zalcitabine.

Hiroaki Mitsuya, M.D., Ph.D. | Center for Cancer Research

Zidovudine là một chất tương tự thymidin có tác dụng ức chế in vitro sự sao chép của các retrovirus, bao gồm cả virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Thuốc được chuyển thành zidovudin monophosphat bởi thymidin kinase của tế bào, rồi sau cùng thành zidovudin triphosphat nhờ một số enzym khác của tế bào. Dạng này tác dụng trên polymerase DNA của virus (enzym phiên mã ngược) bằng cách cạnh tranh với các deoxynucleosid khác và bằng cách tác dụng như một chất kết thúc chuỗi tổng hợp DNA.

 

Tháng 12/2006, ông được trao Giải thưởng Ngày Thế giới phòng chống bệnh AIDS của NIH đầu tiên cho công việc phát triển thuốc chống AIDS. 

  4. Akira Yoshino – tạo ra pin Lithium-ion (1985)

Akira Yoshino (nhà khoa học người Nhật Bản, làm việc tại Đại học Meijo) đã tạo ra pin Lithium - ion thương mại đầu tiên vào năm 1985 và lần đầu được thương mại hóa rộng rãi nhờ hãng Sony Energitech năm 1991. 

INTERVIEW | Nobel Laureate Akira Yoshino on Setting Up Young Scientists for  Success | JAPAN Forward

So với các dòng pin đời cũ, Lithium-ion ưu thế hơn như có thể tích trữ được năng lượng rất lớn trong một diện tích rất nhỏ. Điều này rất phù hợp với các công nghệ, thiết bị mới (thường đòi hỏi pin nhỏ gọn, dung lượng cao, an toàn hơn và có thể sạc đi sạc lại nhiều lần) và trở thành một phần quan trọng trong vô số thiết bị điện tử từ chiếc điện thoại thông minh, đồ gia dụng, thiết bị đeo tay đến chiếc xe hơi, máy bay hay các thiết bị tinh vi của tàu vũ trụ, trạm không gian….

  5. Masahiro Hara – phát minh ra mã QR (1994)

Năm 1994, Masahiro Hara - kỹ sư trưởng của công ty sản xuất linh kiện ô tô Denso Wave, công ty con của Tập đoàn Toyota đã phát minh ra mã QR (Quick Response-nghĩa là “đáp ứng nhanh” và còn được gọi là mã hai chiều) để theo dõi và quản lý các bộ phận ô tô. Đây được xem như một giải pháp thay thế cho hệ thống mã vạch.

Mã QR có chết không? Sự trỗi dậy của mã QR trong đại dịch

Mã QR với nhiều ưu điểm vượt trội như loại bỏ hoặc giảm sai sót trong quá trình sản xuất ô tô, lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, nhận dạng được theo bất kỳ hướng nào. Ngày nay, mã QR được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: theo dõi người nhận vắc xin COVID-19, xử lý thanh toán qua hệ thống điện thoại thông minh, tiếp thị sản phẩm, chia sẻ thông tin...

 

Với phát minh mã QR, kỹ sư Hara và các cộng sự đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế châu Âu” năm 2014. Đây là giải thưởng hằng năm do Cơ quan Sáng chế châu Âu trao tặng nhằm tuyên dương những nhà sáng chế xuất sắc nhất thế giới. Trước đó, ông Hara cũng được Tạp chí Kinh doanh Nikkei trao giải “Xuất sắc” vào năm 2007 và Viện Khuyến khích Thiết kế công nghiệp Nhật Bản tặng giải thưởng “Thiết kế” vào năm 2012.

>> Cùng tìm hiểu về những điều thú vị ở Nhật Bản TẠI ĐÂY