Nhiệm vụ của nhân viên kế toán trong từng lĩnh vực khác nhau

/
28-05-2023
/
519 views

Trong các doanh nghiệp, dù là ở lĩnh vực nào thì vẫn có một bộ phận không thể thiếu là kế toán. Thế nhưng ở mỗi lĩnh vực, nhân viên đảm nhiệm vị trí kế toán sẽ có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé!

  1. Lĩnh vực kinh doanh

Ở lĩnh vực kinh doanh, nhân viên kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành, giúp hoạt động mang lại hiệu quả cao.

6 Popular Business Fields to Choose From

Người làm kế toán trong lĩnh vực kinh doanh sẽ có một số nhiệm vụ như sau:

  • Thu thập, xử lý, thống kê các số liệu theo các đối tượng và hoạt động trong kinh doanh

  • Kiểm tra, giám sát nghĩa vụ, hoạt động về các khoản thu chi, nộp thuế và thanh toán nợ

  • Kiểm tra, quản lý tài sản doanh nghiệp, cách thức sử dụng và hình thành nguồn tài sản

  • Theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời về các hoạt động kế toán vi phạm pháp luật

  • Phân tích, đọc các báo cáo số liệu cũng như thống kê kế toán

  • Biết cách tham mưu, đề xuất các giải pháp cho kế toán kinh doanh

  • Cung cấp, thống kê các số liệu theo đúng quy định của pháp luật

Standing With Asian Americans in Accounting

  2. Lĩnh vực Logistic

Công việc của kế toán ở lĩnh vực logistic thường liên quan đến việc dùng nhiều ngoại tệ. Bên cạnh đó doanh nghiệp Logistics sẽ phát sinh các nghiệp vụ về thuế nhập khẩu, xuất khẩu và các khoản thu hộ, chi hộ và các cơ quan hải quan.

Transportation & Logistics Courses - Champlain College Saint-Lambert

Vì vậy, kế toán ở lĩnh vực này sẽ có các nhiệm vụ như sau:

  • Lập báo cáo tài chính
  • Thu hộ, chi hộ
  • Sử dụng phần mềm kế toán để làm sổ sách
  • Báo cáo thuế
  • Báo cáo quyết toán
  • Xuất hóa đơn

Thực hư về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang là xu thế

Ngoài chuyên môn ra, để làm được kế toán logistics thì các bạn cũng cần trau dồi khả năng tiếng Anh vì ngành Logistics có đặc thù là làm việc trong môi trường giao dịch mang tính quốc tế. Sự thành thạo ngoại ngữ sẽ mang đến cho bạn nhiều hiệu quả trong công việc.

  3. Lĩnh vực F&B

F&B là một lĩnh vực vừa mang tính dịch vụ, vừa mang tính sản xuất. Để làm tốt ở lĩnh vực này, nhân kế toán cần hiểu được các quy trình làm dịch vụ, khâu nhập nguyên liệu và các khâu phát sinh doanh thu.

Current Food and Beverage Trends in the Hospitality Industry - Rosseto

Từng công đoạn trên, kế toán cần thực hiện những công việc cụ thể sau:

  • Theo dõi hàng hoá xuất nhập
  • Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào
  • Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng
  • Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn
  • Phối hợp với kế toán làm các thanh toán cho nhà cung cấp
  • Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ
  • Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu 
  • Thanh toán, doanh thu
  • Tính giá thành
  • Làm báo cáo
  • Hạch toán

Accounting for Your Business: F&B Industry Edition - Financio

Với một khối lượng công việc “đồ sộ” như trên thì các kế toán F&B sẽ rất vất vả. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có quy mô lớn thường sẽ phân ra thành nhiều bộ phận kế toán nhỏ để nhân viên không phải đảm nhận tất cả phần việc.

  4. Lĩnh vực giáo dục

Kế toán công ty dịch vụ giáo dục ngoài những kiến thức chuyên môn nhất định thì phải hiểu rõ về ngành nghề, nghiệp vụ giáo dục, đào tạo để thuận lợi trong công việc.

Over half of young adults in Japan felt education gap as schools closed  over coronavirus | The Japan Times

Sau đây là một số những nhiệm vụ của người làm kế toán trong lĩnh vực này:

  • Thực hiện việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ một cách chính xác. Cập nhật hệ thống, lưu trữ chứng từ để thuận tiện cho việc truy xuất dữ liệu khi cần. Đề xuất giải pháp, hoặc hướng xử lý nếu có vấn đề sai xót của chứng từ.
  • Tính toán và thực hiện phản ánh, báo cáo các khoản chi phí, nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp như: Chi phí thiết bị máy móc, chi phí dụng cụ học tập…
  • Thực hiện tính giá thành sản phẩm, giá vốn, giá bán, doanh thu và lợi nhuận…Để báo cáo và phản ánh doanh thu dịch vụ và xác nhận đúng kết quả kinh doanh.
  • Thực hiện kê khai thuế, làm sổ sách. Lập báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp
  • Theo dõi, kiểm tra việc đảm bảo an toàn tài sản của công ty.

Page 61 | Asian Accountant Images - Free Download on Freepik

  5. Lĩnh vực xây dựng

Đặc điểm của kế toán làm việc ở công ty xây dựng là khi xây dựng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng của mỗi nơi khác nhau, bởi thế, kế toán phải vận dụng đúng giá hợp lý cho mỗi công trình ở 1 thành thị, địa điểm khác nhau, đồng thời căn cứ vào dự toán để xác định tiêu hao vật tư; ngày công,…chứ không xác định theo trị giá.

The Last Planner System®, the General Contractor and the Trades

  • Liên tục theo dõi và bám sát vào dự toán để kịp thời hỗ trợ việc đưa nguyên vật liệu vào từng công trình cho khớp và đúng tiến độ thi công.
  • Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo từng tiến độ thi công công trình.
  • Theo dõi chi phí máy thi công và chi phí chung phục vụ cho từng công trình.
  • Lập và phân bổ chi phí và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi được nghiệm thu.
  • Lập các báo cáo tình hình nguyên vật liệu, kế toán, thuế hàng tháng, quý
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm và thực hiện quyết toán thuế theo quy định của Nhà nước.
  • Sắp xếp và lưu trữ sổ sách, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm. Đặc biệt là các chứng từ phát sinh, các biên bản nghiệm thu theo từng giai đoạn, nghiệm thu toàn bộ, thanh lý hợp đồng.
  • Đối chiếu số liệu giữa dự toán và thực tế phát sinh. Đối chiếu giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế để lên kế hoạch cân đối đầu vào.
  • Là người đại diện của doanh nghiệp khi cần làm việc với các cơ quan Nhà nước.

Premium Photo | Thinking asian financier in glasses accountant working with  documents and accounts using laptop male

  6. Lĩnh vực sản xuất

Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp (nhờ vào sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động...) sẽ phát sinh nghiệp vụ kinh tế để tính toán các mảng chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất, chi phí tổ chức, quản lý...

Policies setting up labor market recovery - Nhịp sống kinh tế Việt Nam &  Thế giới

Do đó, kế toán trong lĩnh vực sản xuất sẽ thực hiện tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty. Từ đó tổng hợp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất để tạo thành sản phẩm. Mục đích chính là để tính ra giá thực tế của sản phẩm hoàn thành: 

  • Giám sát và theo dõi các loại hàng hóa, nguyên vật liệu được mua về, nợ công với nhà cung cấp, chuyển số liệu về cho kế toán trưởng.
  • Theo dõi, phản ánh, hạch toán chính xác, kịp thời nguyên liệu, hàng hóa, thành phẩm tại nhà máy. Nếu có phát sinh cần phải cập nhật vào sổ sách ngay.
  • Mở sổ theo dõi TSCĐ và khấu hao TSCĐ, CCDC.
  • Tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán dựa trên cơ sở có định mức nguyên liệu, nhân công, khấu hao tài sản…
  • Tập hợp, lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán cũng như bảo mật số liệu kế toán.
  • Là người chịu trách nhiệm sử dụng và khai thác một cách hiệu quả phần mềm kế toán.

80,900+ Asian Accountant Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images -  iStock | Finance, Accounting, Investment

Nhìn chung, kế toán nào cũng làm việc với con số, sổ sách, giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Thế nhưng trong từng lĩnh vực, nhân viên kế toán sẽ cần những kĩ năng khác nhau để hoàn thành đúng với nhiệm vụ của mình. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ về lĩnh vực của công ty, doanh nghiệp để có cái nhìn tổng thề về công việc sắp tới của mình bạn nhé!

 

>> Để làm kế toán tiếng Nhật cần đáp ứng những yêu cầu như thế nào?

>> Danh sách việc làm kế toán tiếng Nhật, thu nhập cao (cập nhật mới nhất ngày 23/05/2023)

>> Khám phá thêm những điều thú vị ở Nhật Bản TẠI ĐÂY