Recap Webinar - Khóa học "bỏ túi" Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp thời đại 4.0

/
18-05-2023
/
640 views

Chủ đề: Kỹ năng giải quyết xung đột & Xây dựng đội ngũ bán hàng hiệu quả

Webinar dành cho "sếp" do HRnavi và HRI Việt Nam tổ chức đã diễn ra vào 13h30 - ngày 17/05 vừa qua với hơn 60 người đăng ký & tham dự. Trong đó có 73% là những người thuộc cấp quản lý; về quy mô công ty của những người tham dự thì chiếm tỷ lệ nhiều nhất là những người đến từ công ty quy mô nhỏ từ 1-20 người (31%) và quy mô từ 251-500 người (19%), ngoài ra thì có 13% đến từ quy mô 21-50 người và từ các công ty có quy mô lớn trên 1000 nhân viên.

  Phần 1: Lớp học “bỏ túi”: Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp 

▸Chủ đề: Kỹ năng giải quyết xung đột

▸Diễn giả: Anh Trần Hoàng Hiệp - Academic Director của Công ty tư vấn & đào tạo kỹ năng HRI Vietnam

1. Hiểu rõ khái niệm "xung đột"

Mỗi người đều có tính cách và suy nghĩ khác nhau, do đó khi bất đồng ý kiến với một người thì chúng ta thường lập tức kết luận đó là mâu thuẫn, xung đột. 

Tuy nhiên, nếu chúng ta quá khắt khe và không xử lý tốt được những khác biệt của nhau thì dần dần điều đó mới dẫn đến xung đột. Đó là khi diễn ra sự đấu tranh hoặc phản kháng giữa những cá nhân hay tập thể về lợi ích, quan điểm, mục tiêu hoặc nguyên tắc.

2. Nguyên nhân của sự xung đột

Dẫn đến sự xung đột có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nếu nắm rõ được những nguyên nhân cốt lõi thì một phần nào đó chúng ta có thể hạn chế hơn và từ đó ngăn chặn việc phát sinh ra xung đột. Và ở đây, Anh Trần Hoàng Hiệp đã gói gọn lại 10 nguyên nhân cơ bản thường gặp nhất trong công việc và cuộc sống: 

  • Sự khác nhau trong tính cách
  • Nhạy cảm 

  • Khác biệt về niềm tin
  • Tranh giành lợi ích
  • Khác biệt về mục tiêu và sự ưu tiên

  • Khác biệt về phương pháp làm việc 
  • Sự tranh giành
  • Mong muốn về quyền lực
  • Sự hiểu lầm
  • Kỳ vọng không như mong đợi

3. Quản lý xung đột thay vì giải quyết xung đột

Theo Anh Trần Hoàng Hiệp, thay vì giải quyết xung đột, chúng ta hãy học cách quản lý xung đột. Sau đây là 5 phong cách quản lý xung đột thể hiện qua những con vật khác nhau, giúp giải quyết những xung đột trong công việc, cuộc sống một cách phù hợp nhất:

  • Gấu - Nhượng bộ (Accommodating): Coi trọng mối quan hệ và hòa bình là ưu tiên hàng đầu
  • Rùa - Tránh né (Avoiding): Xu hướng lảng tránh vấn đề
  • Cá mập - Cạnh tranh (Competing): Đối đầu và không nhượng bộ
  • Cú - Cộng tác (Collaborating): Thể hiện sự thấu hiểu và hướng đến kết quả đôi bên cùng có lợi. Luôn chú trọng vào các mối quan hệ, dó đó luôn cố gắng tìm ra nguyên nhân và tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết.
  • Cáo - Thỏa hiệp (Compromising): Hướng đến sự công bằng 

Do đó, giải quyết xung đột hiệu quả là khi kết quả sau khi giải quyết sẽ đáp ứng được mục tiêu mà bạn muốn đạt được sau khi giải quyết xung đột, hay mối quan hệ giữa các bên diễn ra như thế nào. Vì vậy, tùy vào hoàn cảnh nhất định và hãy dựa vào mục tiêu của chính bản thân mình để chọn ra phong cách giải quyết xung đột phù hợp nhất.

3. Phương pháp xử lý xung đột

Để có thể áp dụng tốt những phong cách quản lý xung đột trên, chúng ta cần nắm được những phương pháp quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình giải quyết xung đột.

  • Sử dụng kỹ năng giao tiếp để gây ảnh hưởng
  • Sử dụng đàm phán thương lượng

  • Sử dụng chuẩn mực & dữ kiện
  • Nhờ bên thứ 3 làm trọng tài hoặc nhờ chuyên gia tư vấn

Xảy ra xung đột chỉ là một trong những vấn đề thường gặp trong cuộc sống và công việc. Những nhà quản lý còn phải thường xuyên đối mặt với rất nhiều những vấn đề khác.

Để có khả năng tìm ra những giải pháp tối ưu cho bất kỳ vấn đề nào bạn đang đối diện, hãy đăng ký tham gia KHÓA HỌC OFFLINE: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ diễn ra trong tháng 6 nhé !

VẪN CÒN CÂN NHẮC? >> ĐĂNG KÝ THAM GIA WEBINAR THÁNG 6/ 2023: TẠI ĐÂY

  Phần 2: Bí kíp săn nhân tài cho đội ngũ bán hàng qua bài kiểm tra tính cách HCi-AS

▸Diễn giả: Anh Nguyễn Đình Phúc - CEO của Công ty tư vấn tuyển dụng HRnavi

Vì sao cần kiểm tra tính cách:

Anh Nguyễn Đình Phúc dẫn dắt vào phần 2 với những hạn chế của những công cụ hỗ trợ tuyển dụng thông thường, trải nghiệm của cá nhân trong tuyển dụng và dẫn dắt doanh nghiệp và câu chuyện tuyển dụng "trọn đời" của đất nước Nhật Bản. Anh cũng đề cập đến những rủi ro và tổn thất khi đặt vấn đề nếu doanh nghiệp tuyển dụng sai và nhân viên không gắn bó lâu dài

Bài kiểm tra tính cách HCi-AS từ lâu đã được các doanh nghiệp Nhật Bản đã sử dụng như đánh giá khách quan để tránh tuyển sai và tiết kiệm chi phí. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu giúp bạn chọn lọc ứng viên có tính cách và định hướng phù hợp với doanh nghiệp.

Các đặc trưng của HCi-AS

  • Thiết kế chuyên biệt cho công tác tuyển dụng
  • Thời gian làm bài ngắn, trả kết quả sớm
  • Không bị bắt bài
  • Kết quả bài trắc nghiệm ngắn gọn, súc tích
  • Có thể kiểm tra khả năng chịu đựng áp lực
  • Phản ánh chính xác 80% tính cách

Anh Phúc cũng chia sẻ thêm 3 tiêu chí và tố chất không thể thiếu của 1 nhân viên bán hàng: 

1. Đeo bám: Đeo đuổi mục đích đến cuối cùng đến khi có kết quả - Tinh thần "Never give up"

2. Chủ động: Tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân và cam kết với bản thân để nỗ lực thực hiện mục tiêu

3. Xây dựng tổ chức: Không hoạt động cá nhân, cùng với tập thể hướng đến mục tiêu chung và mở rộng tổ chức

=> Những tính cách trên rất phù hợp với những người thuộc team Sales và đều được đánh giá và thể hiện qua kết quả bài test HCi-AS.

Đội ngũ HRnavi thực hiện nghiên cứu về đặc điểm tính cách của nhà sáng lập thương hiệu "quả táo khuyết" và áp dụng phân tích qua bài test HCi-AS. Kết quả nhận được là "Nên tuyển" cho câu hỏi giả thuyết: Liệu bạn có nên tuyển "nhân viên sales" với tính cách như Steve Jobs vào tổ chức?

>> Tìm hiểu chi tiết về bài test tính cách chuyên biệt trong tuyển dụng: http://hci-as.hrnavi.com/

* Hội thảo trực tuyến định kỳ tháng 06/2023 (Chủ đề "GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẰNG TƯ DUY SÁNG TẠO & TƯ DUY LOGIC"):

>> ĐĂNG KÝ THAM GIA WEBINAR THÁNG 6/ 2023: TẠI ĐÂY