Top 5 loại nông thủy sản Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật

/
24-02-2023
/
1,085 views

Hiện nay, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Trung Quốc. Với những nét tương đồng trong ăn uống của người châu Á, các mặt hàng nông sản, thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, được người Nhật Bản tiêu thụ lớn tại thị trường nội địa. 

Sau đây là top 5 mặt hàng nông thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu nhiều sang thị trường xứ sở Phù Tang trong những năm qua. 

Do những khó khăn về vị trí địa lý, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, trong đó chủ yếu là cá, tôm, lươn, thịt, đậu tương, sản phẩm ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê…Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh nền nông nghiệp và khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản. Đây là những tiền đề cho thấy các mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam có những tiềm năng vượt trội để xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian tới.  

Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn với các sản phẩm nông sản

Theo thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,8 tỷ USD vào năm 2021. Mặc dù mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng này là hàng thủy sản có mức giảm 7,4%, các mặt hàng nông sản còn lại ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt như: cà phê tăng 25,5%; hàng rau quả tăng 20%; hạt tiêu tăng 56%... 

  1. Tôm 

Theo Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay đạt 265 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng 6-23%. Tuy tốc độ tăng trưởng không cao nhưng xuất khẩu tôm sang thị trường mặt trời mọc rất ổn định. 

Tổng quan tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Hiện nay, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất của Nhật Bản, chiếm 26% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của Nhật Bản. Các sản phẩm tôm chính xuất khẩu sang Nhật Bản như: tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm tẩm bột xù chiên, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh, tôm thẻ chân trắng tẩm bột đông lạnh… 

  2. Hạt điều 

Người tiêu dùng Nhật Bản đang dần chuyển sang và ưa chuộng sử dụng hạt điều Việt Nam. Vì vậy, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta sang thị trường này đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, trong năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 6.517 tấn hạt điều sang Nhật Bản, trị giá 42,5 triệu USD, tăng 83% về lượng và 64,55% về trị giá so với năm 2019. 

Nhiều nông sản Việt Nam chiếm thị phần lớn ở Nhật Bản

Tổng trị giá nhập khẩu hạt điều của Nhật Bản đạt 33,17 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2021, theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC). Tuy nhiên, Nhật Bản lại tăng nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam lên 4,5%, tương đương 12,92 triệu USD. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 33,09% trong 5 tháng đầu năm 2020 lên 38,97% so với cùng thời kỳ năm 2021. 

  3. Cà phê 

Giá cà phê nội địa tăng cao nhất trong 4 năm gần đây

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, vào tháng 4/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 10.541 tấn, đạt 25,9 triệu USD, tăng lần lượt 39,8% và 61,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 45.139 tấn cà phê sang thị trường này, tương đương 110,1 triệu USD, tăng lần lượt 11,4% và 45,4%. Theo Cơ quan Hải quan Nhật Bản, quý I/2022, Nhật Bản nhập khẩu 117.230 tấn cà phê, trị giá 413 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu cà phê từ Việt Nam nhiều nhất, đạt 35.598 tấn. 

Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản | Mekong ASEAN

Trong thời gian tới, ngành cà phê đưa ra chiến lược tập trung phát triển mặt hàng cà phê chế biến (cà phê rang xay, cà phê hòa tan…) thay vì chú trọng vào số lượng cà phê nhân như hiện nay. Với mặt hàng này, giá thành cũng sẽ cao hơn. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê sang các thị trường tăng, trong đó bao gồm Nhật Bản. 

  4. Rau quả 

Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, thường xuyên nằm trong top 5 thị trường tiêu thụ rau quả hàng đầu. Đồng thời, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu rau quả đứng thứ 15 thế giới sau Nhật Bản. Lý do chính là xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản mang tính thời vụ và khu vực, vì nhiều loại rau quả chỉ có ở Việt Nam. 

Nông sản Việt Nam và những “trái ngọt” từ Hiệp định EVFTA

Các loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ngày càng đa dạng, gần đây lượng xuất khẩu một số loại rau quả ngày càng tăng. Các mặt hàng xuất khẩu chính là rau tươi, đóng hộp, sấy khô hoặc ướp muối, rau đông lạnh, gia vị và nước trái cây cô đặc. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn đạt mức cao 127,67 triệu USD, chiếm 66,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.  

  5. Hạt tiêu 

Nhật Bản là một trong những quốc gia châu Á nhập khẩu một lượng lớn hạt tiêu. Hầu hết hạt tiêu nhập khẩu vào Nhật Bản được tiêu thụ trong nước, phần nhỏ còn lại được sử dụng cho mục đích thương mại như tái xuất khẩu. 

Nhật Bản tăng nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường Việt Nam

Trong nửa đầu năm 2020, Việt Nam là nguồn cung cấp tiêu lớn thứ ba của Nhật Bản, với lượng nhập khẩu đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 7,34 triệu USD. Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Nhật Bản từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 414 tấn, trị giá khoảng 2 triệu USD. Nhìn chung, thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 19,29% trong hai tháng đầu năm 2020 lên 28,12% trong hai tháng đầu năm 2021. 

Để ngày càng có nhiều mặt hàng nông thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường “khó tính” Phù Tang hơn nữa, các sản phẩm của Việt Nam trước tiên phải luôn đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Đồng thời, chúng ta cũng cần đa dạng hương vị phù hợp với người Nhật và tăng độ độ tin cậy như thương hiệu, mẫu mã, …để quảng bá rộng rãi và thu hút người tiêu dùng hơn.  

>> Tìm hiểu chi tiết hơn về những điều thú vị ở Nhật Bản TẠI ĐÂY