Trong khi tất cả chúng ta đều biết và yêu thích nước Nhật bởi những món ăn ngon, những ngôi đền đẹp và những bộ kimono độc đáo, thì người Nhật cũng nổi tiếng với những truyền thống khá kỳ lạ. Cùng Việc Làm Công Ty Nhật tìm hiểu những lễ hội "kỳ dị" điển hình nhất ở xứ sở này và lý do tại sao chúng tồn tại.
Top 10 lễ hội "độc lạ" Nhật Bản kỳ dị nhất thế giới
1. Lễ hội Nabe Kanmuri (鍋冠祭)
Lễ hội Nabe Kanmuri hay còn được biết đến với cái tên lễ hội đội nồi. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 3 tháng 5 hằng năm tại đền Chikuma Shrine, Maibara, tỉnh Shiga. Đó là một đám rước dọc theo bờ hồ Biwa gồm 8 bé gái 8 tuổi đội mũ bảo hiểm "nabe" hoặc mũ nồi. Sở dĩ đội mũ nồi vì hành động này tượng trưng cho việc dâng thực phẩm cho các vị thần để đổi lấy vận may trong năm.
Dù hơi khác thường nhưng Nabe Kanmuri được xem là một trong những lễ hội lâu đời Nhất ở Nhật Bản và là một tài sản văn hóa dân gian phi vật thể của thành phố Maibara.
2. Lễ hội khỏa thân Somin-sai (蘇民祭)
Somin-sai được gọi là “Lễ hội khỏa thân và lửa”, với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm và được xem là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất ở vùng Tohoku, phía bắc Nhật Bản.
Somin-sai được tổ chức vào tháng 2 hằng năm tại đền Kokusekiji, 17 Yamauchi, Kuroishi-cho, Mizusawa-ku, Oshu-shi, Iwate. Người dân sẽ được chiêm ngưỡng cảnh những người đàn ông chỉ mặc fundoshi (khố) đến đền Kokuseki ở Mizusawa, tỉnh Iwate giữa tiết trời se lạnh, sau đó kiểm tra sức chịu đựng của mình bằng cách đi bộ xuyên qua con đường lạnh buốt từ ngôi đền đến sông Ruritsubo.
Nhiệm vụ của họ giành lấy được chiếc somin bukuro (túi thiêng), thứ được tin rằng sẽ mang lại cho họ sức khỏe và hạnh phúc cả năm.
3. Lễ hội Nguyền rủa Akutai (悪態まつり)
Những câu hát “washoi” và “soiya” thường được nghe thấy tại các lễ hội của Nhật Bản, nhưng tại Lễ hội Akutai hàng năm, chúng được thay thế bằng những từ chửi rủa.
Lễ hội Nguyền rủa bắt đầu lúc 1:30 chiều và kết thúc vào khoảng 3:30 chiều. Khi đó, 13 thầy tu từ Đền thờ Atago mặc đồ trắng (giả làm yêu tinh Tengu), đi bộ lên Núi Atago cao 306 mét. Những người tham gia vào lễ hội này có thể thoải mái buông những lời lăng mạ như “bakayaro” và cố gắng ăn cắp đồ cúng của các thầy tu với ý nghĩa là mang lại may mắn cho họ trong năm.
Lễ hội này bắt đầu từ 2 thế kỷ trước, được xem như một cách để các công nhân nhà máy đang làm việc quá sức và mệt mỏi có thể giải tỏa căng thăng sau những ngày tháng làm việc mệt mỏi.
4. Lễ hội Sumo khóc - Naki Sumo Festival (泣き相撲)
Lễ hội thường là những sự kiện náo nhiệt, ồn ào và sống động. Nhưng Lễ hội Sumo khóc có thể còn hơn thế nữa khi tiếng khóc chói tai của các em bé xuyên qua bầu không khí náo động.
Mỗi năm, các bậc cha mẹ háo hức đưa những đứa trẻ một tuổi mặc những bộ quần áo lạ mắt đến nhiều địa điểm khác nhau ở Nhật Bản để tham dự Lễ hội Sumo Khóc Nakizumo. Đây là lễ hội giữa các em bé, trong đó người chiến thắng là người cất tiếng khóc đầu tiên.
Những đứa bé được mỗi Sumo bế vào dohyo, nơi chúng sẽ đối đầu với trọng tài sumo đang chọc giỡn chúng cùng với các đạo cụ đồ chơi để khiến các bé mau rơi nước mắt. Nếu “thí sinh” tỏ ra cứng rắn hơn mức đó, mặt nạ tengu (quỷ chim) sẽ được mang ra để thực hiện phép thuật. Nếu các đứa bé bật khóc cùng lúc, ai khóc to và dữ dội hơn sẽ là người chiến thắng.
Lễ hội Sumo khóc được thực hiện với danh nghĩa cầu phúc cho em bé vì “naku ko wa sodatsu” có nghĩa là “những đứa trẻ khóc lớn lên”, nghĩa là những đứa trẻ biết khóc sẽ lớn lên mạnh mẽ và khỏe mạnh. Lễ hội này còn có tác dụng xua đuổi tà ma.
5. Lễ hội Rốn - Hokkai Heso (へそ祭り)
Nằm ngay trung tâm của Hokkaido rộng lớn, thành phố Furano được ví như “cái rốn” của Hokkaido. Heso Matsuri là một lễ hội vui nhộn, được tổ chức lần đầu tiên tại Furano vào khoảng năm 1969 dưới dạng một sự kiện nhảy múa đơn thuần. Sau đó, lễ hội này dần lớn mạnh và trở thành một lễ hội mang đầy tính hài hước và sáng tạo, với mục tiêu mang lại sự gắn bó và đoàn kết giữa mọi người thông qua tiếng cười.
Đây là lễ hội hàng năm của đền thờ "Heso” (rốn) của thành phố. Ngôi đền này cầu nguyện cho tình yêu cuộc sống, sự ra đời, sự phát triển, sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng và hòa bình. Điểm nổi bật nhất của lễ hội là "Cuộc thi múa bụng Hokkaidoai" (heso odori) với sự tham gia của tổng cộng 4.000 vũ công trong hai ngày. Những người tham gia sẽ được vẽ những khuôn mặt lớn trên bụng của họ và vui vẻ diễu hành xung quanh.
6. Lễ hội Dorome Matsuri (どろめ祭り)
Lễ hội này được tổ chức vào cuối tháng 4 hàng năm ở bãi biển Akaoka-cho, Konan-shi, tỉnh Kochi. Sự kiện chính của Lễ hội Dorome là một “cuộc thi uống từng ngụm”, trong đó những chiếc cốc khổng lồ chứa đầy rượu sake Oranku được uống từng ngụm một. Đây là một lễ hội thú vị và độc đáo, định hình hình ảnh “người Tosa” trên cả nước.
Những người tham gia nam được tặng một chiếc bát lớn chứa 1,8 lít rượu sake, trong khi phụ nữ nhận được một chiếc bát khá nhỏ với 0,9 lít. Cả hai được mời uống cạn. Ai có thể uống nhiều nhất và nhanh nhất, sẽ nhận được may mắn cho năm tới - có lẽ bắt đầu sau khi cơn say đã qua.
7. Lễ hội cười Warai Matsuri (笑い祭)
Lễ hội cười Warai Matsuri có hơn 200 năm lịch sử được tổ chức hàng năm tại đền Nyu, là một sự kiện văn hóa của tỉnh Wakayama được tổ chức nhằm mang đến sự may mắn cho mọi người thông qua tiếng cười và tiếng cổ vũ.
Vào ngày diễn ra lễ hội, một người sẽ hóa trang thành chú hề, dẫn theo kiệu Mikoshi, vũ công và những người tham gia cùng đến đền Nyu. Trên đường đi, họ sẽ cười đùa lớn tiếng và khi đến đền thờ, tất cả họ phá lên cười trước bàn thờ vị thần.
Nguồn gốc của lễ hội cười bắt nguồn từ thời thần thoại. Các vị thần từ khắp vùng đất đã tập trung tại một nơi để họp mặt, vị thần địa phương Niutsuhime-no-mikoto đã đến muộn. Sau khi vị thần trở nên chán nản vì sai lầm của mình, dân làng địa phương đã cố gắng cổ vũ cô ấy, đánh dấu sự khởi đầu của lễ hội này.
Tại lễ hội, điệu Shishimai (múa sư tử) và các buổi biểu diễn dân gian truyền thống khác được tổ chức trong tiếng cười nói không ngớt vang vọng khắp nơi. Bạn sẽ cảm nhận năng lượng tràn đầy từ những lời cầu nguyện hạnh phúc của người dân địa phương giữa những trò hề vui vẻ và sống động.
8. Lễ hội Silent Bon - Muon Bon Odori (お盆まつり)
Tại thành phố Tokai, Otacho thuộc tỉnh Aichi, có một lễ hội thoạt nhìn có vẻ như toàn những kẻ mất trí - nhưng thực ra lại là một bữa tiệc “đập phá” dành cho những người thích nhảy theo điệu nhạc của chính họ.
Lễ hội Silent Bon bắt đầu vào năm 2009 do những lời phàn nàn từ những người dân địa phương lớn tuổi than phiền về âm thanh matsuri địa phương khiến họ không thể ngủ được và có được sự bình yên cho riêng mình.
Vì vậy, các quan chức đã nảy ra ý tưởng sáng suốt là biến nó thành một điều im lặng. Kết quả? Mọi người ở mọi lứa tuổi cùng nhau tham gia Bon Odori, một phong cách khiêu vũ truyền thống của Nhật Bản, nhảy múa cùng nhau qua âm thanh tai nghe.
9. Lễ hội Paantu (パーントゥ)
Paantu là lễ hội xuất hiện từ hàng thế kỷ diễn ra trên đảo Miyakojima, Okinawa ba lần trong năm.
Trong lễ hội này, ba người đàn ông ăn mặc như paantu - các linh hồn ma quỷ phủ đầy bùn và lá cây từ đầu đến chân - được giao nhiệm vụ xua đuổi ma quỷ và tẩy uế hòn đảo. Lễ hội có những người đàn ông này chạy quanh đảo đuổi theo trẻ em và người lớn bằng cách ném bùn vào họ. Người ta tin rằng được một paantu chạm vào sẽ mang lại may mắn cho năm tới, mặc dù cảnh trẻ em khóc (và một số người lớn la hét) cũng không hiếm.
10. Lễ hội Shukatsu (終活祭)
“Shukatsu” có nghĩa là chuẩn bị cho sự kết thúc của một người. Hàng năm, ngày 16 tháng 12 được coi là ngày diễn ra lễ hội này. Mục đích chính của nó là giúp mọi người thử nghiệm "cái chết" sẽ như thế nào và điều gì sẽ xảy ra với những người còn lại sau khi họ qua đời.
Để làm cho trải nghiệm chân thực hơn, nhiều người tham gia được đặt trong quan tài có nắp đậy kín. Du khách cũng được dạy về cách chuẩn bị cơ thể của người đã qua đời. Lễ hội nhắc nhở mọi người về sự khó lường và nỗi buồn của cái chết. Dù vậy, nó cũng hướng mọi người không nghĩ về điều đó một cách tiêu cực và đảm bảo rằng những người thân yêu được chăm sóc tốt.
>> Tìm hiểu chi tiết hơn về những điều thú vị ở Nhật Bản TẠI ĐÂY