Recap Webinar - Khóa học "bỏ túi" Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp thời đại 4.0 (Phần 8/12)

/
26-12-2022
/
696 views

Chủ đề: Kỹ năng coaching nhân viên & Xây dựng đội ngũ bán hàng


  Phần 1: Lớp học “bỏ túi”: Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp (phần 8/12)

Chủ đề: Kỹ năng coaching nhân viên

Diễn giả: Anh Trần Hoàng Hiệp - Academic Director của Công ty tư vấn & đào tạo kỹ năng HRI Vietnam

1. Nhiệm vụ của một nhà quản lý:

  • Xây dựng mục tiêu và kế hoạch
  • Giao việc và ủy thác cho nhân viên
  • Giám sát và kiểm tra nhân viên
  • Đánh giá và động viên nhân viên
  • Huấn luyện và kèm cặp cho nhân viên

2. Quản lý cần quản lý gì?

  • Quản lý công việc: Đặt ra mục tiêu và chỉ tiêu, lên kế hoạch để hoàn thành, quản lí chất lượng, quy trình,...
  • Quản lý con người: Xây dựng đội ngũ, giao việc, giao kế hoạch cho từng đội ngũ

* 4 trụ cột tài sản của doanh nghiệp:

  • Vốn
  • Con người
  • Dịch vụ & sản phẩm
  • Hệ khách hàng

Nhà quản lý không nên can thiệp quá nhiều trong lĩnh vực HR - nhân sự hay HRM - quản trị nguồn nhân sự. Quản lý cần nhìn nhận và đánh giá được nhân viên cấp dưới qua năng lực (Competences), để từ đó nâng cao năng lực của nhân viên.

Mô hình "Người đi săn" vs. "Người nông dân" (Hunting vs. Farming)

  • Hunting: "săn" và thu hút những nhân tài về doanh nghiệp => Recruiting
  • Farming: "gieo trồng" và phát triển năng lực của những nhân viên sẵn có => Training/ Coaching

3. Đào tạo là gì?

Đào tạo là giải quyết những ấn đề về năng lực của nhân viên.

Mô hình năng lực K.A.S.H

  • Knowledge - Kiến thức
  • Skills - Kỹ năng
  • Attitude - Thái độ
  • Habits - Thói quen

Các phương pháp phát triển năng lực:

  • Educating - Giáo huấn
  • Teaching - Dạy, truyền đạt kiến thức
  • Training - Đào tạo
  • Facilitating - Dẫn giảng, tạo ra môi trường để nhân viên phát triển
  • Coaching - Huấn luyện
  • Mentoring - Truyền thụ, truyền đạt lại kinh nghiệm của bản thân

4. Kỹ năng giving feedback (Phản hồi)

Khi giao việc cho nhân viên, nhà quản lý cần quan sát, theo dõi toàn bộ kết quả khi hoàn thành nhiệm vụ và đưa ra feedback, giúp NV nhìn nhận điểm yếu để khắc phục và điểm mạnh để phát huy.

* 3 loại phản hồi:

  • Phản hồi tích cực
  • Phản hồi xây dựng
  • Phản hồi tiêu cực

Phản hồi kiểu Sandwich:

  • Lớp bột mỳ - lời nói dễ nghe, lọt tai => khen NV và câu nói mang tính tích cực
  • Lớp thịt - lời nói khó nuốt, cần "nhai kỹ"
  • Lớp bột mỳ - lời khen khép lại

=> Khi muốn phê bình hoặc khen thưởng nhân viên, nhà quản lý ban đầu có thể dẫn dắt bằng 1 lời khen hoặc 1 câu nói mang tính tích cực, tiếp theo đến lời "chê", nói rõ vấn đề mà nhân viên đang còn yếu kém và khép lại bằng 1 lời khen. Phương pháp này giúp tránh làm người nhân viên bị tổn thương nhưng đủ thẳng thắn để nhìn nhận ra cái sai của mình.

Phản hồi kiểu SBI:

5. Coaching là gì?

Coaching là khai phá tiềm năng của một người nhằm tố ưu năng suất của người đó. Nó có nghĩa là giúp người đó học hơn là dạy cho người đó.

Coaching là:

  • Phương pháp để học hỏi và phát triển
  • Quá trình định hướng để một người có thể đạt được mục tiêu đề ra
  • Quá trình chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm để có sự nhất trí hoàn hảo

Coaching không phải là:

  • Dịp để sửa đổi các ứng xử hoặc hành vi của ai đó
  • Chỉ đạo ai đó thực hiện một số hành động nhằm đạt được mục đích nào đó
  • Nơi các chuyên gia hoặc người giám sát giải đáp mọi câu hỏi

Coaching vs. Training:

  • Đào tạo diễn ra ở 1 lớp học, huấn luyện không đòi hỏi đến điều đó và có thể thực hiện ở bất kỳ đâu
  • Đào tạo có khoảng thời gian nhất định, mỗi buổi huấn luyện ngược lại không cần quá kéo dài
  • Đào tạo cần dựa vào bài giảng, giáo trình; huấn luyện cần dựa trên công việc và kinh nghiệm thực tế

=> Nhà quản lý hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc huấn luyện NV mà không cần đến các dịch vụ đào tạo khác.

6. Phân loại Coaching:

a. Skills coaching - Huấn luyện kỹ năng

Mô hình EDAC:

=> Phương pháp này nên vận dụng cho việc huấn luyện nhân viên 1 công việc cần phải thao tác, trong đó bước "Làm mẫu" (Demonstrate) rất quan trọng để nhân viên thực hiện theo đúng thao tác và quy trình.

b. Developmental coaching - Huấn luyện phát triển

=> Nhà quản lý cần có đủ khả năng, đủ tinh tế để feedback, tạo động lực muốn thay đổi của nhân viên.

  • Coaching đơn giản là 1 cuộc hội thoại, hoặc một chuỗi các cuộc đối thoại của 1 người với người khác. Mục đích của coaching là tạo nên 1 cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
  • Thông qua những cuộc đối thoại này, nhân viên sẽ tự tạo ra những ý tưởng mới, những kiến thức mới hoặc quan điểm mới giúp họ vượt qua các trở ngại để tiến đến mục tiêu của mình.

Mô hình GROW:

=> Nhà quản lý không nên áp đặt 1 chuẩn mực mà tạo ra và để nhân viên suy nghĩ tốt hơn về mục tiêu - hiện trạng - giải pháp và những bước tiến tiếp theo cần thực hiện.

7. Tiến hành 1 buổi coaching:

1/ Tạo không khí thân mật
2/ Gợi vấn đề để bắt đầu
3/ Đặt câu hỏi
4/ Lắng nghe
5/ Phản hồi
6/ Thống nhất về kế hoạch
7/ Động viên/ Cam kết/ Hẹn buổi kế tiếp
 

  Phần 2: Bí kíp săn nhân tài cho đội ngũ bán hàng qua bài kiểm tra tính cách HCi-AS

Diễn giả: Anh Nguyễn Đình Phúc - CEO của Công ty tư vấn tuyển dụng HRnavi

Vì sao cần kiểm tra tính cách:

Anh Nguyễn Đình Phúc dẫn dắt vào phần 2 với những hạn chế của những công cụ hỗ trợ tuyển dụng thông thường, trải nghiệm của cá nhân trong tuyển dụng và dẫn dắt doanh nghiệp và câu chuyện tuyển dụng "trọn đời" của đất nước Nhật Bản. Anh cũng đề cập đến những rủi ro và tổn thất khi đặt vấn đề nếu doanh nghiệp tuyển dụng sai và nhân viên không gắn bó lâu dài:

Bài kiểm tra tính cách HCi-AS từ lâu đã được các doanh nghiệp Nhật Bản đã sử dụng như đánh giá khách quan để tránh tuyển sai và tiết kiệm chi phí. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu giúp bạn chọn lọc ứng viên có tính cách và định hướng phù hợp với doanh nghiệp.

Các đặc trưng của HCi-AS

  • Thiết kế chuyên biệt cho công tác tuyển dụng
  • Thời gian làm bài ngắn, trả kết quả sớm
  • Không bị bắt bài
  • Kết quả bài trắc nghiệm ngắn gọn, súc tích
  • Có thể kiểm tra khả năng chịu đựng áp lực
  • Phản ánh chính xác 80% tính cách

Anh Phúc cũng chia sẻ thêm 3 tiêu chí và tố chất không thể thiếu của 1 nhân viên bán hàng: 

1. Đeo bám: Đeo đuổi mục đích đến cuối cùng đến khi có kết quả - Tinh thần "Never give up"

2. Chủ động: Tự mình đặt ra kế hoạch cho bản thân và cam kết với bản thân để nỗ lực thực hiện mục tiêu

3. Xây dựng tổ chức: Không hoạt động cá nhân, cùng với tập thể hướng đến mục tiêu chung và mở rộng tổ chức

=> Những tính cách trên rất phù hợp với những người thuộc team Sales và đều được đánh giá và thể hiện qua kết quả bài test HCi-AS.

Đội ngũ HRnavi thực hiện nghiên cứu về đặc điểm tính cách của nhà sáng lập thương hiệu "quả táo khuyết" và áp dụng phân tích qua bài test HCi-AS. Kết quả nhận được là "Nên tuyển" cho câu hỏi giả thuyết: Liệu bạn có nên tuyển "nhân viên sales" với tính cách như Steve Jobs vào tổ chức?

>> Tìm hiểu chi tiết về bài test tính cách chuyên biệt trong tuyển dụng: http://hci-as.hrnavi.com/

* Hội thảo trực tuyến định kỳ tháng 01/2023 (Phần 9/12 - Khóa đào tạo "CHÂN DUNG NHÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP THỜI ĐẠI 4.0"):

>> ĐĂNG KÝ THAM GIA WEBINAR: TẠI ĐÂY