Bỏ túi 5 bộ Luật hỗ trợ lao động nước ngoài khi sinh sống tại Nhật

/
12-09-2022
/
1,742 views

Tại Nhật Bản, có rất nhiều điều luật bảo vệ người lao động, dù có mang quốc tịch nào thì bạn vẫn sẽ được luật pháp Nhật Bản bảo hộ và đối xử công bằng như công dân Nhật Bản. Vấn đề là bạn cần phải biết đến những quy định và đạo luật nào để áp dụng khi cần, bỏ túi 5 đạo luật dưới đây sẽ giúp bạn tự tin khi sống và làm việc tại Nhật Bản.


1. Luật Tiêu chuẩn lao động

Được ban hành năm 1947, còn được gọi là Luật số 49 năm 1947, bao gồm 13 chương và 121 điều khoản quy định tiêu chuẩn lao động tối thiểu như thời giờ làm việc, hình thức thanh toán lương, nghỉ phép, nghỉ lễ, làm thêm giờ,… Năm 2010, đạo luật này đã được sửa đổi nội dung liên quan đến lương làm thêm giờ.

Một số điều khoản quan trọng trong Luật tiêu chuẩn lao động:

  • Nghiêm cấm nhà tuyển dụng lao động có sự phân biệt đối xử với những lao động về vấn đề lương, thời gian làm việc, các điều kiện lao động do vấn đề quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội. (Điều 3)
  • Nhà tuyển dụng lao động cần ghi rõ về mức lương, thời gian làm việc, điều kiện làm việc cũng như các vấn đề cụ thể khác. Nhà tuyển dụng cần ghi rõ những nội dung này bằng văn bản để người lao động có thể nắm rõ. (Điều 15)
  • Luật quy định nghiêm cấm doanh nghiệp sa thải lao động khi lao động đang bị thương hoặc đang bị ốm do công việc. Người lao động đó có quyền vắng mặt để được chữa trị y tế và cộng thêm 30 ngày sau khi chữa trị. (Điều 19)
  • Nếu nhà tuyển dụng muốn đơn phương sa thải lao động đang làm việc thì họ phải đưa ra được lý do chính đáng và thông báo trước cho người lao động ít nhất 30 ngày. Trường hợp thông báo không đủ 30 ngày thì nhà tuyển dụng phải trả lương cho những ngày còn lại cho người lao động và số lương tối thiểu phải bằng với số lương theo quy định của pháp luật. (Điều 20 và 21)


2. Luật Hợp đồng lao động

Còn gọi là Luật số 128 năm 2007, có hiệu lực từ 01/03/2008, bao gồm 5 chương và 21 điều luật làm rõ các quy định liên quan đến Hợp đồng lao động; giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

7 Ways to Find a Job in Japan as a Foreigner - tsunagu Local

Một số điều khoản quan trọng trong Luật Hợp đồng lao động:

  • Không được sa thải người lao động nếu không có lý do chính đáng, khách quan và không phù hợp với các quy định xã hội. (Điều 16)
  • Không được sa thải người lao động khi Hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp có lý do bất khả kháng. (Điều 17)
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn nếu được gia hạn lặp lại với cùng một bên sử dụng lao động vượt quá 5 năm sẽ có thể chuyển đổi thành Hợp đồng lao động không xác định thời hạn dựa trên yêu cầu của người lao động. (Điều 18)


3. Luật tiền lương tối thiểu

Xuất phát từ Luật tiêu chuẩn lao động năm 1969, Luật tiền luơng tối thiếu còn gọi là Luật số 137 năm 1959, bao gồm 5 chương và 42 điều khoản làm rõ và giải thích cụ thể hơn về mức lương tối thiểu vùng và lương  tối thiểu ngành.

What Can I Expect to Make in Japan? Average Salaries in 2020 - tsunagu Local

Một số điều khoản quan trọng trong Luật tiền luơng tối thiếu:

  • Mức lương mà công ty tiếp nhận Nhật Bản trả cho người lao động không được phép ít hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu này sẽ được quy định tùy theo từng khu vực và ngành nghề. (Điều 4.6 Luật tiền lương tối thiểu)
  • Tiền lương được trả đầy đủ và trực tiếp cho người lao động ít nhất một tháng một lần vào các ngày quy định. Các khoản như thuế phát sinh từ thu nhập, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động và những khoản khác theo thỏa thuận trên hợp đồng sẽ được khấu trừ trực tiếp vào khoản lương này.
  • Trong trường hợp người lao động thôi việc từ người sử dụng lao động của mình, người lao động phải trả số tiền lương còn thiếu trước đây, v.v. trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thanh toán của người lao động cũ. (Điều 23 Luật Tiêu chuẩn Lao động)


4. Luật an toàn vệ sinh lao động

Xuất phát từ Luật tiêu chuẩn lao động năm 1972, Luật an toàn vệ sinh lao động còn gọi là Luật số 57 năm 1962, bao gồm 12 chương và 123 điều khoản quy định về các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc và góp phần xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, thoái mái cho người lao động bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn lao động, làm rõ trách nhiệm và thúc đẩy các hoạt động xây dựng.

The world day for safety and health at work | NOTE AB

Một số điều khoản quan trọng trong Luật an toàn vệ sinh lao động:

  • Người sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo an toàn vệ sinh lao động cần thiết trong trường hợp tuyển dụng hay thay đổi vị trí công việc của người lao động, ngoài ra trong trường hợp bố trí công việc có tính chất nguy hiểm, có hại được pháp luật quy định thì phải tiến hành đào tạo. (Điều 59)
  • Người sử dụng lao động không được bố trí người lao động không có chứng chỉ làm những công việc như xử lý hàng nguy hiểm, vật có hại... được pháp luật quy định (Điều 61)
  • Người dử dụng lao động phải tổ c hức khám sức khỏe đối với các hạng mục nằm trong quy định của pháp luật cho người lao động lúc tuyển dụng và thời gian theo quy định pháp luật. (Điều 66)


5. Luật bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động

Được ban hành năm 1947, đạo luật bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động còn được gọi là Luật số 50 năm 1947 gồm 7 chương và 54 điều khoản quy định cụ thể về bồi thường tai nạn lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động khi gặp phải các thương tật, tử vong trong quá trình lao động.

How to apply for 労災(Rosai) in Japan | Highly Skilled Japan

Trường hợp người lao động bị thương tật, tử vong do tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông khi đi làm thì chế độ bảo hiểm tai nạn lao động sẽ dựa trên yêu cầu của người lao động bị tai nạn hoặc gia đình người bị tử vong để chi trả tiền trợ cấp: