Bằng cách nhìn nhận người khác từ nhiều góc độ, bạn sẽ hiểu được bản chất thật sự của họ và biết cách giao thiệp sao cho phù hợp.
Bài 45: Khi gặp cấp trên hay đồng nghiệp đi trước mà bạn không thích?
Trước khi né tránh hay giữ khoảng cách, bạn hãy tìm hiểu tâm tư thật sự của họ.
Làm cấp dưới khó lòng tránh khỏi những lúc bạn cảm giác rằng cấp trên hay đồng nghiệp đi trước "không hợp với mình" hay "khó có thể làm thân". Tuy nhiên đừng vì vậy mà nảy sinh suy nghĩ né tránh hay ngay lập tức giữ khoảng cách với họ, bản chất thật sự của họ có thể khác xa với những gì bạn nghĩ.
Nếu bạn đang gặp vấn đề với chính... sếp của bạn và cho rằng bởi một lý do nào đó ông ấy rất nghiệm khắc với bạn "Có lẽ thằng cha này ghét mình rồi!" và mặc định mang ý nghĩ xấu về cấp trên. Bạn hãy nghĩ đến phương án đề xuất một cuộc gặp riêng để trao đổi thẳng thắn và nêu quan điểm cá nhân để có phương án giải quyết "bế tắc" này. Có những người sếp chỉ vì họ thường xuyên giữ thái độ gay gắt và nghiêm khắc chỉ vì nghĩ rằng "khó tính" có thể thúc đẩy sự cố gắng và trưởng thành của nhân viên cấp dưới, vì họ thật sự kỳ vọng và mong bạn có thể phát triển ở tổ chức.
Thành ý và bản chất thật sự của con người là thứ mà chúng ta không thể nào hiểu được khi chỉ quan hệ xã giao bề mặt. Đừng vội phán xét người khác chỉ dựa trên những thái độ hay lời nói nhất thời.
Nếu bạn kéo dài sự khúc mắc trong công việc và giữ trong lòng những bất đồng giữa đồng nghiệp với nhau sẽ làm bạn mệt mỏi và làm giảm hiệu quả công việc. Vậy nên, bạn cần phải tìm hướng giải quyết càng sớm càng tốt là điều nhất thiết phải làm ngay, hãy xem xét thật kỹ "ý đồ" của đối phương trước khi có thành kiến và nghĩ xấu về người khác.
▶️ Tham khảo thêm các tips hay công sở từ cẩm nang “58++ bài học vỡ lòng để trở thành No.1” của tác giả Chikako Morimoto, biên dịch bởi anh Nguyễn Đình Phúc (CEO of HRnavi).