Việt Nam giải phóng người Nhật khỏi làm thêm giờ, góp phần xây dựng một xã hội hạnh phúc

/
07-04-2022
/
871 views

Vị trí của Nhật Bản đang giảm dần trên bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Công ty TNHH NTQ Japan mong muốn giải phóng người Nhật khỏi làm thêm giờ nhờ vào CNTT.

Tại sao phải làm thêm giờ?

Theo một khảo sát về làm thêm giờ do Viện nghiên cứu Persol thực hiện (2018), khi số giờ làm thêm tăng lên thì mức độ hạnh phúc giảm dần, căng thẳng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tăng ca cũng được dẫn đến tăng chi phí nhân công, nhưng tại sao không thể cắt giảm làm thêm giờ ?

Theo "Sách trắng năm 2016 về các biện pháp ngăn ngừa tử vong do làm việc quá sức" của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và một cuộc khảo sát của Viện Chính sách Lao động và Đào tạo Nhật Bản thì câu trả lời cho vấn đề trên là do: "số lượng công việc nhiều", "phát sinh việc đột xuất", "yêu cầu ngoài hợp đồng từ các đối tác kinh doanh", “thiếu nhân lực”, “áp lực công việc bận rộn”.

Từ đó thấy rằng nguyên nhân của việc tăng ca không phải do năng lực cá nhân mà do cơ chế của công ty. Đồng thời, cốt lõi cơ chế của công ty thường phụ thuộc vào hệ thống mà công ty vận hành nên cho dù nỗ lực thay đổi phong cách làm việc nhưng hệ thống công ty không thay đổi thì cũng không thể xóa bỏ được việc làm thêm giờ.

Hệ thống CNTT vận hành như thế nào để giải phóng nhân viên khỏi làm thêm giờ?

1. Giảm chi phí và tăng hiệu suất làm việc nhờ công nghệ tiên tiến

Do nhiều hạn chế khác nhau của hệ thống cũ, hầu hết các công việc không thể nằm ngoài bàn tay con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các công nghệ tiên tiến như AI, RPA và OCR đã phát triển ở mức độ cao và nó đang dần trở nên thay thế con người trong một số việc như nhập liệu, lập bảng, xử lý dữ v.v – những việc chiếm tỷ lệ lớn thời gian làm việc. Giải phóng khỏi những công việc đơn giản giúp nâng cao hiệu quả công việc do tăng khả năng tập trung vào những việc quan trọng mà chỉ con người mới có thể làm được và đồng thời giảm giờ làm.

Hệ thống làm việc 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm, nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội, không trả chi phí làm thêm giờ và không tốn chi phí vận chuyển, nên sự ra đời của công nghệ tiên tiến được xem là một lựa chọn sáng suốt đối với các công ty.

2. Tận dụng nguồn nhân lực nước ngoài

Một trong những lý do không thể đưa hệ thống mới vào vận hành là do nguồn nhân lực CNTT tại Nhật Bản đang thiếu hụt nghiêm trọng. Vì vậy, cần thiết mở rộng tầm nhìn từ gia công trong nước sang gia công toàn cầu. “Gia công xuất khẩu phần mềm” ra nước ngoài có những điểm lợi sau.

2.1. Giảm chi phí

“Gia công xuất khẩu phần mềm” ra nước ngoài giúp giảm chi phí khoảng một nửa so với ở Nhật Bản do chênh lệch về giá cả (chi phí lao động, chi phí thiết bị giảm)

2.2. Đảm bảo nguồn nhân lực ưu tú

Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á đang nỗ lực tập trung vào chính sách giáo dục phát triển nguồn nhân lực CNTT. Vì ngành CNTT được yêu thích đối với giới trẻ, nên được kỳ vọng sẽ đảm bảo được nguồn nhân lực ưu tú.

Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp

Ngoài tư vấn và giới thiệu phát triển hệ thống nâng cao hiệu quả công việc, NTQ Japan còn hướng dẫn và hỗ trợ nhận trợ cấp đối với các công ty có nhu cầu nhận trợ cấp chẳng hạn như trợ cấp từ chính phủ, vì vậy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nếu có nhu cầu.

Công ty TNHH NTQ Nhật Bản

  • Trụ sở chính: 6-3 Kinkocho, Kanagawa-ku, Yokohama 221-0056 Yokohama Kinkocho Building 3F
  • Người đại diện: Giám đốc điều hành Phạm Thanh Nam
  • Ngày thành lập: 08/02/2016
  • Vốn điều lệ: 5.000.000 yên
  • Trang chủ: https://jp.ntq.com.vn/
  • Lĩnh vực hoạt động: dịch vụ gia công phần mềm chất lượng cao, dịch vụ phát triển hệ thống, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số,…