Làm việc nhóm là gì?

/
29-12-2021
/
1,556 views

Trong thế giới hiện đại và ngày càng phức tạp như hiện nay, ít có công việc nào mà không cần sự hỗ trợ của người khác. Năng lực làm việc nhóm cụ thể là gì? 

Năng lực làm việc nhóm cụ thể là gì? Bạn có thể định nghĩa cụ thể năng lực làm việc nhóm là gì không?

Lấy tạm định nghĩa từ wikipedia tiếng Anh (https://en.wikipedia.org/wiki/Teamwork) thì nó sẽ như thế này: "Team có thành tích tốt cần có sự gắn kết dựa trên 3 đặc tính là Giao tiếp (communication), Cam kết (commitment) và Giải trình (accountability). Giao tiếp tốt giúp vượt qua trở ngại, giải quyết mâu thuẫn, tránh sự mơ hồ tăng gắn kết. Sự cam kết giúp đội được gắn kết và Giải trình giúp các thành viên nắm rõ tiến trình qua đó tăng thêm tính cam kết."

Nếu lấy đây là định nghĩa chuẩn thì 1 người gọi là có năng lực làm việc nhóm sẽ là người có năng lực giao tiếp cao, có cam kết và có năng lực giải trình. Hiểu 1 cách bình dân là nói hay (biết giao tiếp tốt), có làm (có cam kết) và làm có nguyên tắc (có thể giải trình khi cần thiết). Thành thật mà nói là hơi rắc rối và khó nhớ, bạn có cách định nghĩa nào bình dân hơn không?

Với tôi, làm việc nhóm không gì khác hơn chính là "biết thảo luận". Theo quan sát của tôi, nhân sự nào biết thảo luận thì chắc chắn nhân sự đó sẽ làm việc nhóm rất tốt. Có thể lý giải nhận định này là nhờ có thảo luận mà cả đội sẽ nhìn ra được vấn đề sớm, mà đã nhìn ra vấn đề rồi thì tự khắc sẽ có đối sách, mà đã có đối sách thì khả thất bại được được giảm thiểu rất nhiều. Đôi khi, thành công không có gì khác hơn là việc tránh được thất bại.

Ấy vậy mà thực tế cho thấy tìm được nhân sự biết thảo luận không hề đơn giản như chính cái định nghĩa của nó. Lý do là rất khó đánh giá khả năng thảo luận của ứng viên thông qua phỏng vấn. Nếu chỉ hỏi: Bạn có thường thảo luận khi gặp vấn đề không? Tôi tin chắc 100% ứng viên sẽ trả lời là có. Giả sử bạn yêu cầu ứng viên cho ví dụ thực tế, ứng viên sẽ cho bạn ngay 1 ví dụ đầy tính thuyết phục để bạn tin rằng ứng viên có thói quen thảo luận và bạn tin ứng viên sái cổ mà không hề tiên liệu rằng 99,99% trường hợp còn lại bạn ứng viên này chẳng hề thảo luận với ai 1 câu để rồi kết quả công việc đã là 1 mớ bòng bong.

Các bạn ứng viên lão luyện có thể gạt được nhân sự nhưng thực tế không qua mắt được các bài kiểm tra sừng sỏ như bài HCi-AS của Nhật. Có luôn 1 mục riêng cho năng lực làm việc nhóm (mục số 10, tiêu chí thứ 3). Điểm tối đa sẽ là 100 điểm và lời khuyên của tôi (sau nhiều năm quan sát), đừng tuyển ứng viên dưới 40 điểm nếu không muốn chuốc lấy rắc rối cho mình. 40~50 điểm là tạm được, 51~65 điểm là khá và trên 65 điểm là rất tốt (tương đối hiếm gặp).

>> Bạn ơi, bạn sẽ là người có năng lực thảo luận cao nếu sau khi đọc bài này bạn liên lạc ngay với chúng tôi để thảo luận cách áp dụng vào doanh nghiệp của bạn đấy ! Đăng ký tham dự ngay Webinar kỳ tới của chúng tôi: TẠI ĐÂY

  • Thời gian: 16h00, ngày 19/01/2022
  • Báo cáo viên: Mr Nguyễn Đình Phúc - CEO của HRnavi sở hữu hơn 10 năm  kinh nghiệm tư vấn nhân sự cho các doanh nghiệp khối Nhật và ngoài Nhật