10 xu hướng đáng chú ý của thị trường việc làm Nhật Bản năm 2022

/
30-09-2022
/
898 views

Sau một năm với nhiều sự kiện quốc tế như Thế vận hội và Paralympic và các hoạt động phục hồi, Nhật Bản tập trung vào tăng trưởng nền kinh tế sau đại dịch. Do đó, việc tuyển dụng được đặt lên hàng đầu và được dự đoán tăng rõ rệt trong hầu hết các lĩnh vực. Các mô hình làm việc khác nhau dần được hình thành và trở nên phổ biến để đón đầu các nhu cầu tuyển dụng mới.

 

1. Gia tăng cơ hội việc làm tại các công ty CNTT

Sự gia tăng các cuộc tấn công mạng, nhu cầu chuyển đổi số (DX) đi kèm với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu dẫn đến nhu cầu tuyển dụng tại các công ty CNTT tăng vọt.

Office Fashion: 4 Tips For “Wearing It Right” At A Japanese Workplace -  Savvy Tokyo

Sau nhiều vụ tấn công vào hệ thống nội bộ, nhiều công ty đang tăng cường các biện pháp bảo mật đồng thời củng cố đội ngũ nhân viên CNTT. Xu hướng chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Vì chuyển đổi số giúp giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tăng hiệu suất làm việc nhờ hệ thống báo cáo kịp thời giúp lãnh đạo công ty có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Để làm được điều này đòi hỏi một số lượng lớn kỹ sư CNTT, tuy nhiên thị trường hiện nay vẫn chưa đáp ứng được. Mặt khác, đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên xu hướng làm việc từ xa, làm việc online ngày càng được nhiều công ty chọn lựa.

>> Vị trí phát triển phần mềmViễn thông, mạng, phần mềm

2. Nhu cầu tăng dẫn đến thiếu hụt số lượng lớn “Kỹ sư dữ liệu”

Hiện tại, các hoạt động của doanh nghiệp, người dùng, máy móc có thể sinh ra nhiều dữ liệu, đa dạng và liên tục. Lượng dữ liệu do người dùng toàn cầu tạo ra hằng ngày là rất nhiều. Từ đó, dịch dịch điện toán đám mây trong quản lý và lưu trữ thông tin ra đời để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, cũng giống như nhân sự CNTT, hiện tại kỹ sư dữ liệu đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng vì đặc thù công việc “kỹ sư dữ liệu” đòi hỏi phải hội tụ được nhiều kỹ năng cùng một lúc, vừa phải nắm được các kỹ thuật thống kê, vừa phải biết lập trình và quản trị dữ liệu lớn, ngoài ra còn cần có hiểu biết về doanh nghiệp hoặc các ngành công nghiệp cụ thể, nơi các kết quả phân tích được ứng dụng, kỹ năng giao tiếp tốt, trình bày báo cáo.

What Kind of Data Scientists Are Japanese Companies Looking For? | G Talent  Blog

Dự đoán trong tương lai, “Kỹ sư dữ liệu” vẫn tiếp tục khát nhân lực và xu hướng tuyển dụng tăng cao trên toàn cầu.

>> Vị trí Kỹ sư cầu nốiViệc làm IT

3. Ngành tài chính và bảo hiểm đang dần hồi phục

Các công ty dịch vụ tài chính, bảo hiểm thời kỳ hậu corona được dự báo sẽ dần phục hồi và tăng trưởng vào năm 2022. Các tổ chức tài chính, ngân hàng sẽ tăng cường đầu tư vào các nền tảng kỹ thuật số và di động, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số (DX).

FSA to inspect two Japan Post units involved in insurance sales scandal |  The Japan Times

Ngoài ra, khi nền kinh tế toàn cầu sáng sủa hơn, nhu cầu nhân sự về blockchain và tiền điện tử sẽ tăng lên. Trong ngành bảo hiểm, dự kiến nhu cầu nhân sự về mảng hợp đồng và phí bảo hiểm, thẩm định viên bảo hiểm phi nhân thọ và nhân viên bán hàng sẽ tăng lên.

>> Vị trí Tư vấn (đầu tư, nhân sự, tài chính)

4. Củng cố đội ngũ bán hàng tại các công ty thương mại

Tình hình Covid-19 đang dần được kiểm soát và các quốc gia cũng đã nới lỏng các biện pháp phòng dịch, bắt đầu mở cửa biên giới trở lại. Đó cũng là một tín hiệu tốt đối với lĩnh vực thương mại trên toàn cầu. Nhiều công ty thương mại, cửa hàng bán lẻ và nhà hàng sau thời kỳ ngủ đông do đại dịch đang chuẩn bị mọi thứ, củng cố đội ngũ bán hàng để trở lại thị trường từ việc tìm hiểu nhu cầu thị trường sau đại dịch, nắm bắt tâm lý khách hàng đến kỹ năng bán hàng.

Employees of SMEs in Japan to be paid more | HRM Asia : HRM Asia

>> Vị trí Nhân viên bán hàng, kinh doanh
     

5. Nhu cầu nhân sự ngành “Dược phẩm và thiết bị y tế” luôn là vấn đề nan giải

Nhiều cơ hội việc làm trong ngành dược phẩm và thiết bị y tế vốn hầu như không giảm sau đại dịch Covid-19 mà ngược lại đã có xu hướng tăng nhẹ.

How Japan Is Creating New Opportunities for Life Sciences Companies -  SPONSOR CONTENT FROM THE GOVERNMENT OF JAPAN

Y tế  là ngành có nhiều đóng góp nhất trong đại dịch Covid-19, với số lượng nhân sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường cả trước, trong và sau đại dịch. Bên cạnh đó, còn là vấn đề chênh lệch số lượng bác sỹ tại các bệnh viện ở thành phố lớn và địa Phương. Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực điều chuyển một cách hợp lý các bác sỹ từ các thành phố dư thừa sang các địa phương đang thiếu hụt bằng nhiều biện pháp cụ thể như cấp chứng chỉ quốc gia có thời gian nhất định làm việc tại các địa phương đang thiếu bác sĩ.

>> Vị trí Dược sĩ

6. Đẩy mạnh Dịch vụ thuê ngoài (Outsourcing)

Thiếu nhân lực, cắt giảm chi phí vận hành nhưng vẫn tăng hiệu suất làm việc nên nhiều công ty đã thuê dịch vụ bên ngoài như pháp lý, kế toán, marketing,...

Business Process Outsourcing | Inside Sales Outsourcing | Malaysia

Là quốc gia nổi tiếng hàng đầu thế giới về các công nghệ tiên tiến nên nhu cầu nhân sự CNTT cũng ngày càng cao hơn so với các nước khác, tuy nhiên các kỹ sư công nghệ thông tin trong nước của Nhật Bản với số lượng ít, không đủ đáp ứng nên sử dụng dịch vụ thuê ngoài là một trong những giải pháp được đề cập đến đầu tiên.

>> Vị trí Dịch vụ khách hàng

7. Nhân sự “Kế toán và tài chính” cạnh tranh việc làm trong nước

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các quốc gia đóng cửa biên giới dẫn đến thiếu hụt nhân sự và cạnh tranh gay gắt ở nhiều ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực kế toán, tài chính.

Accounting service for Japanese company in Vietnam

Các biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống Covid-19 gây khó khăn cho nhà tuyển dụng. Trong tình hình khó khăn như vậy, các công ty đã tự chủ động tìm kiếm nguồn lực và cân nhắc hình thức làm việc từ xa, phong cách làm việc linh hoạt,...các chính sách đãi ngộ như thế rõ ràng có hiệu quả và hấp dẫn ứng viên hơn cả mức lương của họ.

>> Việc làm Kế toán, kiểm toán

8. Phổ biến hình thức “Nhân viên đa nhiệm”
Sắp xếp công việc linh hoạt đang trở thành ưu tiên hàng đầu của người tìm việc, buộc các công ty phải điều chỉnh chính sách công việc của mình. Trên thực tế, ngày càng có nhiều công ty kế toán, tài chính và pháp lý cho phép làm việc trực tuyến hoặc từ xa, để tăng khả năng cạnh tranh với các công ty khác. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc thù như kỹ thuật, doanh nghiệp vẫn khuyến khích nhân viên đến công ty làm việc vài ngày trong tuần.

>> Vị trí Đa nhiệm, đa năng, tổng hợp

9. Yêu cầu cao hơn đối với kỹ sư cấp cao ngành công nghiệp sản xuất

Các ngành công nghiệp ngày càng đặt ra nhiều yêu cầu đối với ở vị trí Kỹ sư cấp cấp cao. Không chỉ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn mà còn cần thông thạo tiếng Nhật và tiếng Anh. Các kỹ sư với khả năng ngoại ngữ lưu loát sẽ có lợi thế hơn những người chỉ có kinh nghiệm làm việc.

Engineering culture gap for Japanese firms - Japan Intercultural Consulting

Mặc dù vậy, các ngành dược phẩm, thực phẩm và đồ uống nhu cầu vẫn cân nhắc trong tuyển những người ít kinh nghiệm cần đào tạo lại do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận.

>> Vị trí Kỹ thuật viên/ Trợ lý kế hoạch sản xuất / Quản lý chất lượng

10. Cơ hội việc làm cũng gia tăng ở lĩnh vực “Năng lượng tái tạo”

Ứng phó với biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường, ngành năng lương tái tạo đang được quan tâm nhiều hơn bởi các quốc gia trên thế giới. Các nhà máy điện mặt trời, điện gió đã được đầu tư nhiều hơn, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới.

Nhật Bản phát triển năng lượng tái tạo và điện hạt nhân để đạt mục tiêu khí  hậu

Đến nay, Nhật Bản đã công bố các mục tiêu đầy tham vọng như tăng gấp đôi tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cung cấp điện vào năm 2030 và đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050. Để đối phó với điều này, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, góp phần cải thiện môi trường được đầu tư nhiều hơn và kỳ vọng về nhu cầu nguồn nhân lực cũng dần tăng lên.

>> Việc làm lĩnh vực Năng lượng